Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Bắc Kạn: Xử lý 39 vụ gian lận thương mại và hàng giả trong tháng 9 Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng Bắc Kạn xác minh, làm rõ thông tin cho trẻ mầm non uống sữa ‘không đạt tiêu chuẩn’

Nhiều nỗ lực của đồng bào các dân tộc

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, đổi mới, phát huy lợi thế, hội nhập và phát triển” được tổ chức long trọng trong 2 ngày 18 - 19/10.

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024. Ảnh: Đình Hợi

Đại hội có sự tham gia của đồng chí Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn Đại biểu quốc hội… cùng 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Phát biểu khai mạc phiên trọng thể (sáng 19/10), bà Hoàng Thu Trang, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn - khẳng định, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực thi đua phấn đấu vươn lên, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án của Trung ương và của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2019 - 2024 đạt 5,5%/năm; đến nay, thu nhập bình quân/người đạt trên 50 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,37% năm 2020 xuống còn 21,95% năm 2023. Toàn tỉnh có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 19 xã; có 218 sản phẩm OCOP, tăng 111 sản phẩm so với năm 2019. Đời sống của đồng bào được nâng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc từng bước được đổi mới, bảo tồn, phát huy; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng được quan tâm hơn (đến nay có 100% đơn vị cấp xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã). Công tác quốc phòng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững và ổn định. Từ trong các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến là con em đồng bào dân tộc thiểu số trong học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất, kinh doanh, bảo vệ an ninh, Tổ quốc.

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024
Bà Hoàng Thu Trang - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn - phát biểu khai mạc phiên trọng thể (sáng 19/10). Ảnh: Đình Hợi

Theo bà Hoàng Thu Trang, kết quả đạt được trong những năm qua đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu rất lớn của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là vùng có điều kiện khó khăn nhất. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; vẫn tồn tại tình trạng đồng bào thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở,... đây cũng là những thách thức, trở ngại đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc trong thời gian tới.

Chỉ ra những thách thức, khó khăn nêu trên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

4 nhiệm vụ trọng tâm đưa bản làng tới tương lai tốt đẹp

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Bắc Kạn. Kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn đã góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền.

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Đình Hợi

Tuy nhiên, đến nay, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường chuyển biến chậm. Việc triển khai một số chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, đặc biệt là vốn sự nghiệp.

Để thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư Đại hội, cũng như công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa tỉnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đề nghị, các cấp uỷ, chính quyền tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Đổi mới tư duy, phát huy tiềm năng, thế mạnh để nâng cao đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường cán bộ dân tộc thiểu số có năng lực đến cơ sở để cùng Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số vì đây là con đường vững chắc đưa bản làng tới tương lai tốt đẹp.

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trong thời gian tới, ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn - đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Thực hiện đoàn kết các dân tộc, tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lừa gạt, lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024
Ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn phát biểu tại Đại hội. Ảnh Đình Hợi

Hai là, huy động mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, một nhiệm vụ hết sức quan trọng là đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt. Tập trung vận động và hỗ trợ đồng bào phát huy tiềm năng, thế mạnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào từ bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, giữ gìn chữ viết, tiếng nói, trang phục độc đáo của dân tộc mình. Tiếp tục củng cố, đầu tư phát triển hệ thống trường nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện tốt để con em đồng bào các dân tộc thiểu số được ổn định học tập. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Ba là, tiếp tục củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, hợp lý về cơ cấu, nâng cao tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cấp ủy, hội đồng Nhân dân các cấp và trong đội ngũ công chức, viên chức. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số. Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở theo hướng gần dân, sát dân, hiểu phong tục tập quán, hiểu tiếng nói, chữ viết của đồng bào, nghe dân nói, nói dân nghe, tích cực, chân thành, kiên trì và thận trọng, tế nhị, chắc chắn và hiệu quả, nhằm đáp yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ở địa bàn nơi công tác có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Bốn là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng. Chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong lao động và học tập. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người uy tín, người có tầm ảnh hưởng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã đề ra "Quyết tâm thư" phấn đấu đến năm 2029 đạt được các mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt tối thiểu từ 6,0 đến 6,5%/năm; thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng ít nhất 1/2 mức bình quân chung của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,5%/ năm; phấn đấu đạt 90% trở lên số trường, lớp học vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng kiên cố đạt chuẩn; 100% thôn, bản có nhà văn hóa; phấn đấu 95% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; xoá tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào dân tộc thiểu số; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái…

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động