Thứ sáu 04/04/2025 11:47

Huyện miền núi A Lưới được hỗ trợ thoát nghèo

Huyện miền núi A Lưới tại Thừa Thiên Huế là một trong 22 huyện trên cả nước vừa được Chính phủ hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minhvừa ký Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025. Theo Quyết định trong 22 huyện nghèo được hỗ trợ có huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huyện miền núi A Lưới chuyển đổi cây trồng, giúp người dân giảm nghèo bền vững, thu nhập ổn định

Theo đó, trên cơ sở quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này được hỗ trợ bổ sung trực tiếp nội dung sau: Hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm 2022 đến năm 2025.

Mục tiêu nhằm góp phần hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến năm 2025 theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTgngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

Tại các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Đến năm 2025, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020.

UBND huyện A Lưới cho biết, qua rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021, đến nay huyện A Lưới có 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%, có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm 15,55%; hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ chung toàn huyện là 65,53%. Phấn đấu cuối năm 2022 giảm 10,18% tương đương 1.430 hộ theo chỉ tiêu tỉnh giao, số hộ nghèo cuối năm 2022 còn 5.592 hộ chiếm 39,8%.

Theo kế hoạch, thời gian tới, UBND huyện A Lưới tiếp tục triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025; Ban hành Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 và kế hoạch giảm nghèo năm 2022; Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và phân công nhiệm vụ các thành viên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia huyện giai đoạn 2021-2025.

Duy trì tốt các cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên qua các giai đoạn. 6 tháng đầu năm 2022, tổng số trẻ sinh ra là 201 trẻ, giảm 78 trẻ so cùng kỳ 2021, trong đó, con thứ 3 trở lên là 54 trẻ, giảm 25 trẻ so cùng kỳ 2021. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 26,9% giảm 1,4 % so cùng kỳ.

Toàn huyện có 15/18 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về Y tế giai đoạn 2011 - 2020 (3 đơn vị chưa đạt là xã Hồng Vân, xã Hồng Thủy và thị trấn A Lưới).

Bên cạnh đó, các nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2022 đã giải quyết cho vay hơn 33 tỷ đồng cho 724 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đã cấp kịp thời 21.412 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo