Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Kon Tum: Hai cô gái trẻ cứu cụ ông bán vé số bị nước cuốn trôi Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum báo cáo gì vụ khám phương tiện vận tải 47H-004.50? Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Độc đáo từ chất liệu tới cách làm

Từ TP. Kon Tum, men theo QL14, chúng tôi tìm về thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tìm gặp nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum
Độc đáo quần áo làm từ vỏ cây rừng của người Xơ Đăng ở Kon Tum. Ảnh: Hiền Mai

Bên những bộ trang phục độc đáo làm từ vỏ cây, nghệ nhân ưu tú Y Der bắt đầu say sưa kể cho chúng tôi nghe về những hồi ức, về các nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Xơ Đăng.

Đối với nghệ nhân Y Der và dân làng nơi đây, “linh hồn” trong các lễ hội là cồng chiêng, múa xoang. Cùng với đó thường xuất hiện những bộ trang phục bằng vỏ cây, con rối, mặt nạ, hình nộm hay hình hóa trang mang nét đặc trưng của nghệ thuật tạo hình dân gian đặc sắc. Nét tạo hình tuy đơn sơ, giản dị, song rất gần gũi, thân thuộc khiến các lễ hội thêm ấn tượng.

Trong những nét đặc trưng đó, trang phục bằng vỏ cây mang ý nghĩa sâu sắc đối với bà con Xơ Đăng (nhánh Tơ Đrá). Xưa kia, vào những dịp lễ lớn mọi người đều khoác lên mình bộ trang phục bằng vỏ cây, cả đàn bà, đàn ông đều sử dụng.

Nghệ nhân Y Der cho biết, trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo.

“Trước kia, cây hmúa hay cây gdua có nhiều trong núi. Ngày nay, cây dần ít đi, muốn tìm được phải lặn lội vào tận rừng sâu. Để tìm được 1 - 2 cây đủ làm một chiếc áo, tôi phải mất một ngày vào tận rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập dập vỏ thân cây” - bà Y Der nói.

Theo bà Y Der, vỏ cây sau khi đưa về sẽ được lột, hun khói, đập dập nhiều lần từ nhẹ đến mạnh cho tơi thành sợi. Việc làm này thường được những thanh niên khỏe mạnh, rắn rỏi đảm nhận.

Tiếp đến, vỏ cây được đưa xuống suối ngâm nửa ngày cho trôi bớt mủ rồi nấu chung với một số loại lá để tránh mối, mọt; sau đó được phơi trong nắng nhẹ rồi đem nối lại với nhau bằng dây cây jrông, tạo thành trang phục khá thô sơ nhưng lại rất chắc chắn.

Thông thường, áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn, còn mặt ngoài sần sùi hơn. Trung bình bà Y Der sẽ phải mất khoảng 2 -3 ngày để hoàn thiện một chiếc áo, khố, váy.

“Hiện tôi còn giữ 10 bộ trang phục vỏ cây của cha mẹ để lại. Còn 4 bộ tôi mới làm vào 3 năm trước. Hiện trang phục này không được sử dụng thường xuyên, chỉ dùng trong các lễ đâm trâu, mừng lúa mới hoặc lễ hội cồng chiêng - múa xoang” - bà Y Der cho hay.

Gìn giữ và lưu truyền

Là người am hiểu về văn hóa dân tộc Xơ Đăng, nghệ nhân ưu tú A Nian (75 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) cho biết, trong mỗi lễ hội của thôn hoặc xã tổ chức thường có người mặc trang phục làm từ vỏ cây. Điểm đặc biệt họ mặc trang phục này sẽ đeo thêm chiếc mặt nạ đẽo từ tấm gỗ. Mặt nạ được điêu khắc thành hình thù kỳ dị hoặc hài hước. Nhiều bộ phận như mắt, mũi, miệng, trán, cằm hay râu được cách điệu với đường nét hết sức hoang sơ.

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum
Cận cảnh chiếc áo làm từ vỏ cây rừng của người Xơ Đăng. Ảnh: Hiền Mai
Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum
Nghệ nhân Y Der là trong số ít đang gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Xơ Đăng. Ảnh: Hiền Mai

Khi nhắc về việc gìn giữ và lưu truyền nghề làm trang phục từ vỏ cây, trầm ngâm một hồi, già A Nian cho rằng thế hệ trẻ bây giờ không còn ai mặn mà và biết cách làm nữa. Những người cao tuổi thì hầu hết đã về với Yàng (trời), chỉ còn một vài người xưa kia học được cách làm từ cha ông nhưng nay tay đã run, mắt cũng mờ. Một điều quan trọng nữa là rừng bị tàn phá quá nhiều nên giờ đây tìm nguyên liệu rất khó, vào tận rừng sâu “săn” cả tuần cũng chưa chắc đã thấy.

“Cũng có nhiều người đến hỏi mua áo nhưng dân làng Kon Sơ Tiu nhất quyết không bán vì mọi người xem đây là 'báu vật'. Nhiều năm qua, tôi cũng như bà Y Der đã tích cực huy động, hướng dẫn một số thanh niên trong thôn làm trang phục vỏ cây với mong muốn lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của ông cha, để con cháu trong tương lai biết đến trang phục độc đáo của dân tộc”- ông A Nian chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, ông A Lũy - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Réo cho biết: “Với nơi đây, trang phục bằng vỏ cây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cộng đồng qua mỗi thời kỳ. Trang phục từ cỏ cây cũng là sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên. Chính vì vậy, những người già, chính quyền địa phương luôn đau đáu trong việc bảo tồn và trao truyền nét văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ”.

Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Mobile VerionPhiên bản di động