Thứ ba 29/04/2025 04:10

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2024 tăng 57 USD/tấn, ở mức 3.900 USD/tấn, giao tháng 7/2024 tăng 62 USD/tấn, ở mức 3.852 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2024 tăng 4,3 cent/lb, ở mức 224,65 cent/lb, giao tháng 7/2024 tăng 3,1 cent/lb, ở mức 220,45 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 156 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5 tăng 12,15 cent. Giá cà phê nội địa tiếp tục tăng trung bình 7.000 đồng/kg.

Giá cà phêRobusta nhân xô cuối tuần trước tại các vùng trọng điểm ở Tây Nguyên một lần nữa lập kỷ lục mới, khi một số nơi đã có mức giá thu mua lên tới 112.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước tuần qua cán mốc lịch sử 110.000 đồng/kg trong bối cảnh khan hàng. Hiện giá giao dịch ghi nhận thấp nhất tại Lâm Đồng - 109.700 đồng/kg và cao nhất tại Đắk Lắk - 110.600 đồng/kg.

Chỉ mới hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, còn Arabica tăng xấp xỉ 20%

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê trong nước tăng nhưng nguồn hàng đã cạn dần, tồn kho của doanh nghiệp và nông dân không nhiều, nên lượng xuất khẩu từ nay đến cuối vụ (tháng 9/2024) sẽ giảm.

Dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phêcủa nước ta đã có dấu hiệu giảm từ tháng 3/2024 khi sản lượng xuất đi chỉ khoảng 185.281 tấn, đạt kim ngạch khoảng 680,86 triệu USD, giảm 11,9% về lượng dù tăng 41,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá tăng.

Lũy kế 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 579.449 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,93 tỷ USD - tăng 4,9% về lượng và tăng 57,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Hai doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu cà phê nhân sống là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (tỉnh Gia Lai) và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) đều cho biết lượng hàng trong kho chỉ bán đủ đến khoảng tháng 5 và 6/2024, không thể kéo đến vụ thu hoạch mới.

Theo nhận định của các chuyên gia, nguồn cung cà phê tiếp tục gặp thách thức trong niên vụ tới (2024/2025) vì diện tích được dự báo giảm từ 700.000 ha xuống còn 600.000 ha.

Những lo ngại về sản lượng vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hoạt động mua cà phê kỳ hạn của các quỹ. Thời tiết có vẻ đang không ủng hộ các vụ mùa cà phê thời gian tới. Các dự báo từ Trung tâm thời tiết Mỹ cho biết, có tới 60% khả năng điều kiện thời tiết La Nina sẽ phát triển vào tháng 8 và tiếp tục diễn ra trong thời gian còn lại của năm.

Kiểu thời tiết La Nina thường đi sau El Nino và gây ra mưa lớn ở những vùng trước đó đã bị ảnh hưởng do hạn hán El Nino gây ra. Nếu La Nina xuất hiện, đây là một hiện tượng làm mát thường gây ra tình trạng thời tiết khô hơn ở các khu vực thuộc lục địa phía Nam châu Mỹ và lượng mưa quá mức ở các khu vực xích đạo có thể ảnh hưởng đến các quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương - điều này không có lợi cho thị trường cà phê toàn cầu.

Chuyên gia nhận định, những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua cà phê kỳ hạn của các quỹ. Vấn đề hạn hán và thời tiết nắng nóng đang diễn ra còn nghiêm trọng hơn vụ mất mùa tại Brazil năm 1994 do sương giá. Bởi hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay diễn ra trên diện rộng, và tác động đến nhiều nước sản xuất.

Điển hình, giá cà phê Robusta, mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu cà phê của Ấn Độ và là thành phần quan trọng trong việc tạo ra cà phê hòa tan, đã tăng lên mức cao chưa từng thấy đạt 10.080 Rs/bao 50 kg vào cuối tuần trước (tức là khoảng 60.500 đồng/kg).

Trước đây cà phê Robusta ở Ấn độ chỉ đã duy trì mức giá tương đối ổn định từ 2.500 Rs đến 3.500 Rs cho mỗi bao 50 kg trong gần 15 năm (tức là khoảng 15.000 đến 21.000 đồng/kg).

Chỉ mới hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, còn Arabica tăng xấp xỉ 20%. Thị trường có thể thanh lý mạnh vào tuần này, khi mà giá cà phê 2 sàn đang ở đỉnh điểm, nhưng phiên cuối tuần đã có hiện tượng bán tháo.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân