Chủ nhật 04/05/2025 14:43

Hãy là người tiêu dùng thông minh!

Mỗi khi vào siêu thị, trung tâm thương mại, lang thang giữa các kệ hàng, có khách hàng nào quả quyết rằng mình hoàn toàn tỉnh táo, lựa chọn hàng một cách khôn ngoan và hô quyết tâm không mua thứ không cần thiết để tiết kiệm tiền? 
Ảnh: Internet

Có một thực tế khá "mơ hồ" mà… thật 100%: Khách hàng luôn bị "mê hoặc" bởi những thủ thuật của người bán hàng. Ví như sắp xếp đồ dùng thiết yếu ở phía xa cuối dãy hàng, không treo đồng hồ, không có cửa sổ… để khách hàng quên trời quên đất, quên thời gian, chỉ tập trung chọn và mua hàng thôi.

Còn một thủ thuật nữa khiến hầu hết các khách hàng đều dễ "sập bẫy" - theo tiết lộ của CEO một siêu thị - đó là thiết kế, sắp đặt kệ hàng sao cho người mua có xu hướng đi ngược chiều kim đồng hồ.

Đây là một thủ thuật được áp dụng theo nghiên cứu, theo dõi, đánh giá hành vi người tiêu dùng của các chuyên gia tâm lý. Sở dĩ khách hàng đi ngược chiều kim đồng hồ có xu hướng mua sắm nhiều hơn, bởi nếu đi ngược chiều kim đồng hồ, khi kệ hàng ở phía bên phải, tay phải của khách hàng sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng nhặt đồ bỏ vào giỏ hàng. Các nghiên cứu còn tính toán được rằng, với thói đi ngược chiều kim đồng hồ, số lượng hàng hóa "tiện tay" nhặt bỏ vào giỏ hàng sẽ tăng cao hơn 25%, mỗi lần đi mua hàng.

Ngược lại, nếu đi cùng chiều kim đồng hồ, hàng hóa sẽ đặt ở bên trái, người thuận tay phải sẽ khó lấy hàng hơn. Chỉ cần vài giây lỡ nhịp là khách hàng có đủ tỉnh táo để quyết định mua món đồ đó nữa hay không.

Do đó, nếu ai muốn không bị "cháy túi" khi vào siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm hàng hóa thì hãy đi theo chiều kim đồng hồ (nếu thuận tay phải) và đi ngược chiều kim đồng hồ (nếu thuận tay trái).

Người tiêu dùng thông minh hãy thử trắc nghiệm xem mình đã bị "sập bẫy" chưa nhé.

Minh Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế