Thứ bảy 21/12/2024 03:37

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Ngày 20/12, UBND tỉnh Hậu Giang đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và đề ra kế hoạch phát triển cho năm 2025.

Theo đó, với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng tốc, bứt phá, về đích đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) tỉnh tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy công nghiệp, đô thị và du lịch, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng tỉnh.

Năm 2025 tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu hướng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 8,8%. Trong đó, khu vực I tăng 3,38%, khu vực II tăng 14,39%, khu vực III tăng 7,84%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hậu Giang năm 2024 đạt 8,76%, vượt 1,25% so với kế hoạch đề ra (Ảnh: Sơn Lâm)

GRDP bình quân đầu người của tỉnh dự kiến đạt 106,44 triệu đồng (4.174 USD), tăng 13,5% so với năm 2024. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp (20,84%) và tăng tỷ trọng công nghiệp (40,84%) và dịch vụ (32,25%).

Ngoài ra, địa phương cũng hướng tới mục tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến đạt 1.333 triệu USD, tăng 2,76% so với năm 2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 943 triệu USD, tăng 2,38%, và kim ngạch nhập khẩu đạt 390 triệu USD, tăng 3,69%.

Cùng với đó, dự báo thu ngân sách nhà nước trong năm 2025 trên địa bàn dự kiến đạt 8.300 tỷ đồng, tăng 10,37% so với năm 2024.

Tỷ lệ đô thị hóa của Hậu Giang sẽ đạt 32% vào năm 2025, tăng 2,47% so với năm 2024. Điều này được thực hiện thông qua hàng loạt dự án phát triển đô thị và đầu tư hạ tầng, trong đó có các khu tái định cư, nhà ở xã hội, và cải tạo đô thị.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Hậu Giang đã đặt ra nhiều giải pháp quan trọng, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện.

Đặc biệt, tỉnh Hậu Giang coi việc phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của địa phương. Trước tiên, tỉnh đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai khu công nghiệp Sông Hậu 2 và Đông Phú 2, Đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.

Năm 2025, Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (Ảnh: Sơn Lâm)

Cùng với đó, tỉnh ưu tiên nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện có. Với khẩu hiệu hành động của Tỉnh là “2 nhanh” và “3 tốt”, đó là “nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư”; 3 tốt là “Cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”.

Về xây dựng và phát triển đô thị, tỉnh tập trung quản lý quy hoạch và trật tự đô thị, thúc đẩy chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030. Thường xuyên giám sát tiến độ, thẩm định năng lực và hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối đa phương thức, gắn với quy hoạch quốc gia và liên kết vùng. Tỉnh tập trung xây dựng đường tỉnh, các tuyến kết nối cao tốc, kết hợp phát triển cảng biển, hạ tầng công nghiệp và thương mại. Đồng thời, triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu tư đường dây, trạm biến áp để đảm bảo cấp điện ổn định.

Nhằm nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu, tỉnh định hướng tập trung phát triển thương mại bền vững, tận dụng tốt nội lực và tiềm năng, khai thác lợi thế so sánh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, đồng bộ hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải, để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực logistics, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Liên tục cập nhật thông tin từ các Thương vụ và tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đồng thời, tỉnh sẽ cung cấp thông tin về giá cả, cung cầu và cải tiến kỹ thuật, giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường. Hỗ trợ tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Trường An
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024