12 dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ ngành Công Thương:

Hành trình "hồi sinh": Kỳ IV- “ Khơi lại” dòng chảy nguồn nguyên liệu Ethanol

Ngày 19/10/2018, sau 3 năm ngừng sản xuất, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất thuộc Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (BSR - BF) đã chính thức khởi động lại cho ra dòng sản phẩm cồn sinh học. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất trên thị trường mà còn cho thấy nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp bước đầu đạt kết quả.  
Hành trình "hồi sinh": Kỳ III- Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung: Quyết tâm rời khỏi “bảng xếp hạng” Hành trình "hồi sinh": Kỳ II- DAP Vinachem 4 giải pháp trọng tâm vực dậy sản xuất Hành trình "hồi sinh"- Kỳ I: Lấy lại thăng bằng từ “cú vấp”

Xuất bán lô ethanol đầu tiên

Trước khi được khởi động lại, “số phận” dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất được cơ quan quản lý đưa ra 2 phương án xem xét,xử lý. Cụ thể: Phương án 1, Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty; Phương án 2: Tái cơ cấu lại Công ty nhiên liệu sinh học miền Trung. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn Phương án 1: BSR-BF chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương án, cần phải thực hiện các công việc sau: Tính toán khởi động lại nhà máy; Xử lý dứt điểm các vướng mắc với nhà thầu EPC về hạng mục xử lý nước thải để hoàn thành việc quyết toán Dự án đầu tư xây dựng nhà máy; Thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước.

hanh trinh hoi sinh ky iv khoi lai dong chay nguon nguyen lieu ethanol
Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất đã cho ra dòng sản phẩm thương mại.

Sau một quá trình nỗ lực của doanh nghiệp và cơ quan quản lý, các công việc xử lý tồn đọng đã “vào guồng” với việc khởi động lại sản xuất sau 3 năm ngừng hoạt động với đối tác là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap).

5 ngày sau khi khởi động toàn bộ nhà máy, dòng sản phẩm cồn sinh học - E100 đã được cung cấp ra thị trường. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất đang vận hành với công suất 9m3 mỗi giờ và sẽ nâng công suất sau một thời gian ngắn. Ông Phạm Văn Vượng- Giám đốc BSR - BF cho biết, đây không chỉ là tin vui trong lĩnh vực sản xuất cồn sinh học mà còn cho thấy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thành công trong việc vận hành lại nhà máy. Đối tác Tocontap sẽ chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm do Bio Ethanol Dung Quất sản xuất ra. “Công ty đang xây dựng kế hoạch lâu dài để có thể gia công thêm nhiều sản phẩm. Hiện tại, khâu mua sắm đầu vào và đầu ra ethanol của công ty có nhiều thuận lợi và hiệu quả. Theo dự tính, trong thời gian đầu hoạt động trở lại, công ty có thể cân đối để tự chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên. BSR - BF cũng rất cần sự hỗ trợ của cổ đông, đối tác. Khi nhà máy chạy lại ổn định, ngân hàng sẽ có sự hỗ trợ", ông Phạm Văn Vượng cho biết thêm.

Ông Khương Lê Thành - Phó tổng giám đốc BSR - BF chia sẻ, với tư cách là cổ đông và theo sự chỉ đạo của PVN, BSR đã huy động 100 lượt cán bộ công nhân viên hỗ trợ bảo dưỡng và vận hành. BSR sẽ đưa ra kế hoạch, những công việc triển khai dài hơi và cụ thể để nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất vận hành ổn định hơn.

Trước đó, BSR - BF cũng đã xuất hàng chục tấn CO2 cho một công ty tại Bắc Giang. Đây là một trong hai sản phẩm phụ của nhà máy, bên cạnh bã dùng trong chăn nuôi.

Theo hợp tác giữa BSR - BF và Tocontap, BSR - BF sẽ chịu trách nhiệm gia công ethanol từ sắn và nhận chi phí gia công. Hợp đồng này có thời hạn 10 năm kể từ ngày ký, chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 năm. Trong hợp đồng cũng ghi rõ, trong vòng 12 tháng đầu tiên, phía Tocontap cam kết tiêu thụ hết toàn bộ sản lượng mà phía BSR - BF có thể sản xuất được.

"Đây được coi là điều kiện tiên quyết để giải quyết những khó khăn về nguyên liệu, về vốn, để nhà máy hoạt động. Đầu ra cho sản phẩm trong vòng một năm đầu tiên đã có và đây là nguồn thu quan trọng trong bối cảnh nhà máy đã phải dừng sản xuất trong một thời gian dài", ông Khương Lê Thành chia sẻ.

Hướng tới giải pháp phát triển ổn định và bền vững

Có thể nói với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công Thương, PVN và sự chung tay của các đơn vị thành viên trong tập đoàn, những khó khăn vướng mắc được coi là “gay cấn” nhất trong việc đưa Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất hoạt động trở lại đã được tháo gỡ.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu BSR-BF lựa chọn thời điểm thích hợp (nhất là giá nguyên liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm) để khởi động lại và vận hành Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

hanh trinh hoi sinh ky iv khoi lai dong chay nguon nguyen lieu ethanol
Vận hành phòng điều khiển Nhà máy chính khi chạy lại.

Lãnh đạo BSR-BF chia sẻ, để khởi động nhà máy trở lại, BSR-BF đã khắc phục rất nhiều khó khăn, trong đó có nguồn nhân lực. Nhà máy đã dừng vận hành hơn 3 năm nên đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật hiện chỉ còn lại một phần tư. Để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa cho chạy lại nhà máy, BSR-BF đã nhận được sự trợ giúp tích cực từ Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC và các đơn vị khác trong ngành dầu khí. Trong đó Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã cử những chuyên gia, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm để trợ giúp công tác bảo dưỡng, sửa chữa.

Trong thời gian tới, BSR-BFsẽ tiếp tục cố gắng tối ưu hóa chi phí quản lý, tận dụng mọi nguồn nhân lực sẵn có để thực hiện công việc. Cán bộ công nhân viên liên tục làm việc tăng giờ, tăng ca, Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên túc trực để đảm bảo vận hành nhà máy được an toàn, ổn định. “Hiện tại Nhà máy đang chạy ở 65% công suất thiết kế. Sang năm 2019 và các năm tiếp theo, khi có nguồn nguyên liệu và việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, Nhà máy sẽ vận hành đạt 80 - 100% công suất”- ông Phạm Văn Vượng kỳ vọng.

Trong tương lai, để bảo đảm cho nhà máy hoạt động trở lại ổn định, lâu dài, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất rất cần sự quan tâm của các các Bộ, ngành, Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp về cơ chế, chính sách để Bio Ethanol Dung Quất phát triển ổn định và bền vững.

Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Dung Quất khởi công xây dựng tháng 9/2009 với vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn ở miền Trung, chủ yếu sản xuất cồn ethanol từ sắn lát, công suất 100 triệu lít một năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012 nhà máy chính thức cho ra mắt dòng ethanol đầu tiên.Do giá bán ethanol trên thị trường thấp hơn so với giá thành sản xuất, nhà máy thua lỗ, đóng cửa từ tháng 4/2015.

Kỳ V: 2020-thời hạn cuối cho quá trình xử lý

Thùy Linh- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Xem thêm