Hai tỉnh miền núi có thể phải trả lại 200 tỉ vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia
Theo kế hoạch, tổng nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia của Bắc Kạn năm 2023 là gần 300 tỉ đồng.
Đến nay, cơ quan điều phối nguồn vốn là Ban Dân tộc /chu-de/tinh-bac-kan.topic cho biết, số tiền có thể phải trả lại Trung ương lên đến gần 200 tỉ đồng.
Hạng mục có tỉ lệ giải ngân thấp và cũng chiếm số vốn lớn nhất thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 về Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân với tổng vốn chuyển tiếp từ 2022 và của 2023 là hơn 177 tỉ đồng.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để nguồn vốn chương trình MTQG phát huy được giá trị tại tỉnh nghèo Bắc Kạn. Ảnh: Tân Văn. |
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã cơ bản hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chi tiết cho các địa phương triển khai. Đồng thời tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương có các giải pháp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
“Sau khi đã có hướng dẫn chi tiết của ngành tài chính và cơ quan chuyên môn, vướng ở đâu thì Văn phòng điều phối chương trình MTQG sẽ thành lập đoàn đi kiểm tra. Chúng tôi sẽ không đi kiểm tra đại trà chỉ đến các đơn vị còn gặp khó khăn. Chỗ nào chưa gỡ được, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các đơn vị chủ đầu tư dự án đôn đốc, hướng dẫn sát hơn nữa” - đại diện Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho hay.
Một dự án đường kết nối đến các khu định canh, định cư mới xây dựng ở Cao Bằng. Ảnh: Tân Văn |
Một tỉnh miền núi khác trong vùng Đông Bắc là Cao Bằng có thể cũng phải trả lại Trung ương vốn chương trình MTQG.
Năm 2023, tổng số vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Cao Bằng là hơn 2 tỉ đồng. Trong đó, vốn giao mới khoảng 1,5 tỉ đồng, số vốn chuyển tiếp từ năm 2022 là 584 triệu đồng.
Số vốn này sẽ phân bổ cho 10 dự án thuộc Chương trình như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Quy hoạch, ổn định dân cư nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững...
Một khu định canh, định cư cho người dân Nặm Dạng, xã Quang Trọng (Thạch An, Cao Bằng). Ảnh: Tân Văn. |
Theo báo cáo mới nhất của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, tính đến 19.10.2023 toàn tỉnh mới giải ngân được 713,857 triệu đồng, đạt 34,1% kế hoạch, kết quả này là rất thấp so với mục tiêu.
Theo ông Bế Văn Hùng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, do địa bàn tỉnh hầu hết là các xã khó khăn, cần nhiều nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Mặt khác, do chương trình có nhiều khâu thực hiện mới hoàn toàn, một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành về cơ chế thủ tục thực hiện Chương trình chưa đồng bộ. Từ đó khó khăn, bất cập nảy sinh khiến việc giải ngân Chương trình khó đạt 100%g thông tin.
Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, đơn vị dự kiến hết năm 2023 sẽ hoàn thành khoảng 85% kế hoạch Chương trình.
Việc tập huấn kỹ thuật cho lao động người thiểu số không còn phù hợp. Thu nhập cao và việc làm tại các khu công nghiệp đã thu hút lượng lớn lao động các tỉnh miền núi đổ về. Ảnh: Tân Văn |
Về giải pháp nhằm cải thiện tiến độ giải ngân, bên cạnh việc tham mưu UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG)...
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phối hợp rà soát các văn bản, quy định hướng dẫn để kịp thời sửa đổi hoặc đưa ra kiến nghị sớm.
Việc cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đối ứng của tỉnh thực hiện các chương trình MTQG ở các cấp với tỉ lệ phần trăm quy định (1,5%) sẽ được đẩy mạnh tham mưu đến UBND tỉnh. Công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các chương trình MTQG cũng được tăng cường hơn.