Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: “Mềm” để “giữ”, không phải “mềm” để “buông”.
Hiệu trưởng đòi kỷ luật học sinh quay video ở Sóc Sơn; dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Thêm một thông điệp “nhân văn”

Trong dòng chảy chuyển động của ngành giáo dục, mỗi thay đổi trong chính sách đều mang theo kỳ vọng và cả những trăn trở. Dự thảo Thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh, đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến từ ngày 6/5 đến 6/7/2025, là một minh chứng cho điều đó. Với tinh thần nhân văn, bản dự thảo này được kỳ vọng không chỉ thay thế Thông tư 08 ban hành năm 1988, đã tồn tại suốt gần bốn thập kỷ qua, mà còn kiến tạo một hệ thống kỷ luật phù hợp hơn với thực tiễn giáo dục hiện đại.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của dự thảo là các quy định trong Điều 13 và 15 liên quan đến các biện pháp kỷ luật học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được tinh giản từ 5 mức xuống còn 3 mức nhẹ nhàng hơn.

Theo đó, nếu Thông tư 08 cũ có 5 hình thức kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học 1 tuần, đình chỉ 1 năm, thì dự thảo thông tư mới chỉ còn: Nhắc nhở, phê bình và viết bản tự kiểm điểm. Việc loại bỏ hình thức đình chỉ học vốn từng được coi là “liều thuốc mạnh” cho thấy sự dịch chuyển từ tư duy trừng phạt sang tư duy giáo dục cảm hóa.

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’
Việc bỏ hình thức kỷ luật học sinh được xem là phù hợp với tinh thần đổi mới tích cực, nhân văn. Ảnh minh họa

Quyết định này được đánh giá là bước đi nhân văn, nhằm giữ học sinh trong môi trường sư phạm, nơi các em còn cơ hội sửa sai, được định hướng và bảo vệ khỏi những cạm bẫy xã hội ngoài cánh cổng trường. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Hòa, nguyên cán bộ ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục, cũng nhìn nhận điều đó như một điểm sáng. Ông cho rằng việc giữ học sinh lại trong trường, duy trì kết nối với thầy cô và bạn bè, là yếu tố thiết yếu để tránh rơi vào tình trạng lạc hướng.

“Mười hai tháng là quãng thời gian quá dài với một học sinh. Các em sẽ mất đi kết nối với trường lớp, thầy cô, bạn bè,… những yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn đạo đức và động lực học tập để sa chân vào những cái xấu, cái tiêu cực khác trong xã hội”, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Hòa chia sẻ với Báo Công Thương.

Đồng quan điểm với tinh thần mềm hoá kỷ luật, song nhiều giáo viên cho rằng, giáo dục học sinh cần có sự đồng hành từ cả nhà trường và gia đình. Cô Bùi Thị Tuyết, đại diện Trung tâm Kỹ năng sống VP Edu, nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của phụ huynh trong quá trình giáo dục. Theo cô, điều các thầy cô cần không phải là “quyền” đình chỉ học sinh, mà là sự phối hợp và chia sẻ trách nhiệm từ phía gia đình. Khi học sinh mắc lỗi, sự sát cánh của cha mẹ sẽ tạo điều kiện để các em nhận diện sai lầm và điều chỉnh hành vi hiệu quả hơn.

Tái định hình lại tư duy giáo dục kỷ luật

Tuy vậy, trong quá trình chuyển đổi, không thể tránh khỏi những lo ngại. Có ý kiến băn khoăn liệu hình thức “viết bản kiểm điểm” có đủ sức răn đe với học sinh trung học phổ thông, những học sinh đang tiệm cận ngưỡng cửa trưởng thành và đang trên hành trình định hình nhận thức và trách nhiệm.

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’
Giáo dục là để cảm hóa học sinh, chứ không phải để trừng phạt. Ảnh: Tuấn Minh

Ở góc độ chuyên sâu hơn, TS. Nguyễn Tùng Lâm, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực giáo dục học sinh cá biệt lại nhìn nhận vấn đề một cách dung hòa. Ngôi trường mà ông lập nên từ năm 1989, chỉ một năm sau khi Thông tư 08 ra đời đã từng là nơi tiếp nhận hàng trăm học sinh bị đuổi học từ các nơi khác. “Không nhận thì các em đi đâu? Nhưng không phải chỉ nhận, mà phải nghĩ cách để giáo dục các em nên người”, ông Lâm chia sẻ với báo chí.

Ông cho rằng, học sinh vi phạm là chuyện thường tình. Quan trọng là giúp các em nhìn lại bản thân, tự soi chiếu hành vi, học cách chịu trách nhiệm. Nếu lỗi vi phạm nghiêm trọng, có thể cho học sinh “tạm dừng học” tối đa hai ngày, nhưng vẫn đến trường để làm rõ vấn đề, cùng thầy cô tìm giải pháp khắc phục, thậm chí tham gia lao động công ích như một cách thể hiện trách nhiệm cá nhân. “Tách học sinh khỏi hoạt động học 1 - 2 ngày khác hoàn toàn với việc đuổi học. Chúng ta cần phân biệt rạch ròi”, ông nhấn mạnh.

Đồng thời, TS. Nguyễn Tùng Lâm đề xuất tăng cường các biện pháp giáo dục tích cực. Mỗi lớp học có thể có một bảng nội quy điểm thưởng, phạt rõ ràng. Học sinh làm tốt được cộng điểm, làm sai thì tự trừ điểm và có thể “gỡ điểm” bằng cách làm việc tốt. Đây là một mô hình “tự trị học đường” phù hợp với thế hệ Z vốn đề cao sự công bằng, minh bạch và trao quyền cá nhân.

Từ phía học sinh, những người chịu tác động trực tiếp từ chính sách cũng không thiếu những phản hồi đầy suy tư. Em Phúc Lâm, học sinh lớp 11, tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng: “Các hình thức kỷ luật như nhắc nhở, phê bình và viết bản tự kiểm điểm là rất phù hợp, bởi hầu hết hiện nay các thầy cô vẫn đang áp dụng với chúng em”.

Em Anh Thư, học sinh lớp 12 (Vĩnh Phúc) cho rằng, hình thức kỷ luật hiện tại vẫn có giá trị, đặc biệt là với các em học sinh tiểu học. Tuy nhiên, với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, cần những hình thức phù hợp với mức độ vi phạm. “Những vi phạm nghiêm trọng nếu chỉ nhắc nhở thì các bạn sẽ “nhờn”. Khi đó, mời phụ huynh, lao động công ích hay tạm đình chỉ học sẽ giúp các bạn mắc lỗi nhận thức rõ hơn hậu quả hành vi của mình”, Anh Thư nói.

Có thể nói, dự thảo thông tư lần này không đơn thuần là việc giảm hay bỏ những hình thức kỷ luật cũ, mà là nỗ lực để tái định hình lại tư duy giáo dục kỷ luật. Đó không còn là sự cứng rắn để răn đe, mà là sự mềm dẻo để dẫn dắt. Không còn là sự trừng phạt để loại trừ, mà là cảm hóa để bao dung.

Trong bối cảnh học sinh ngày càng cá tính và có nhận thức xã hội mạnh mẽ, ngành giáo dục cần xây dựng một hệ thống kỷ luật linh hoạt, công tâm và trên hết là giàu tình người. Thông tư mới không phải là “sự tháo cương”, mà là “sự mở khóa” cho một cách tiếp cận nhân văn và bền vững hơn với thế hệ học trò hôm nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, mục đích của việc giảm nhẹ hình thức kỷ luật đối với học sinh nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và tự giác điều chỉnh, khắc phục hậu quả, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để tiến bộ; đồng thời, hình thành thói quen, lối sống kỷ luật.

Đảm bảo tính chủ động, tích cực trong thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh. Tôn trọng, bao dung, khách quan, không định kiến và đảm bảo lợi ích của học sinh đối với các vấn đề liên quan cũng như đảm bảo phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, thể chất, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Hai trụ cột chiến lược là tinh gọn tổ chức bộ máy và hoàn thiện thể chế đã được xác định là những đột phá có ý nghĩa nền tảng.
Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Cục Thuế và Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ký quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ với sĩ quan tại ngũ thôi phục vụ, hy sinh, từ trần, chuyển quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.
5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại đêm chung kết Cuộc thi Sinh viên thông thái 2025 - Tìm hiểu quy định pháp luật về bán hàng đa cấp.
Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Tỉnh Thái Nguyên tích cực hưởng ứng Cuộc thi Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện năm 2025, góp phần xây dựng thói quen sử dụng điện hiệu quả, bền vững.
Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Giải đáp công dân, Bộ Nội vụ thông tin, năm 2025 chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Sáng 12/5, tại thành phố Thái Nguyên, đã xảy ra vụ cháy nhà dân trên địa bàn phường Gia Sàng, ngọn lửa lan sang các nhà liền kề...
Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Sau ồn ào vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát thông báo mở cửa trở lại vào ngày mai, tuyên bố không sử dụng hàng đông lạnh hay hàng Trung Quốc.
Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược Hoa Linh trồng 2.000 cây tre Bát Độ tại Sơn La, lan tỏa thông điệp sống xanh – sống khỏe, hướng tới phát triển bền vững gắn với cộng đồng.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Về thông tin nhân sự tuần qua (từ ngày 5 - 10/5), Sở Công Thương Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các quyết định công tác cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường.
Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 12/5, Thủ đô Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, gió đông bắc cấp 2-3. Bắc Bộ ngày nắng, đêm có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2025, Bắc Biển Đông có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, biển động.

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Ca sĩ Duy Mạnh vừa tung ca khúc “Bố chuột” - bản nhạc trào phúng đầy châm biếm sau vụ kiện Mercedes-Benz, khi hãng cho rằng xe cháy do… chuột cắn dây.
Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Khoảnh khắc Ngô Văn Hiếu cõng Nguyễn Tất Minh lên nhận tấm bằng đại học loại giỏi đã viết nên một câu chuyện xúc động về tình bạn bền bỉ và nghị lực phi thường.
Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt

Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt

Giữa đường phố Hà Nội, bé trai 5 tuổi lạc đường, không nhớ gì ngoài cái tên. Nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát giao thông, một giờ sau, em òa khóc trong vòng tay mẹ.
Tây Ninh: Nguyên nhân ban đầu vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình

Tây Ninh: Nguyên nhân ban đầu vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình

Vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình (tỉnh Tây Ninh) làm 5 người bị thương có thể do túi bùn cục bộ năm bên dưới đường đầu cầu bị trượt, gây sụt lún nên, mặt đường.
Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại Lào Cai

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại Lào Cai

Ngày 11/5, tại thôn Hàm Rồng, xã Việt Yên (Bảo Yên, Lào Cai) đã diễn ra lễ khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê".
Hà Giang: Ngôi nhà 3 tầng cháy ngùn ngụt giữa trưa

Hà Giang: Ngôi nhà 3 tầng cháy ngùn ngụt giữa trưa

Dưới trưa nắng gắt, ngôi nhà 3 tầng ở thị trấn Việt Quang (Hà Giang) bốc cháy dữ dội. Đám cháy được khống chế sau 30 phút, không thiệt hại về người.
Nhiều tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu đồ ăn nhanh

Nhiều tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu đồ ăn nhanh

Nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, Jollibee, Lotteria đang trở thành nạn nhân của các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội, gây tổn hại uy tín.
Bộ Tư pháp đề xuất kiểm soát giá nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp đề xuất kiểm soát giá nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp.
Mobile VerionPhiên bản di động