Thứ hai 25/11/2024 04:37

Hà Tĩnh cần xem lại khi TKV nêu căn cứ thuyết phục xử lý môi trường mỏ sắt Thạch Khê

Trả lời phỏng vấn của Báo Công Thương, đại diện TKV nêu những căn cứ thuyết phục về xử lý môi trường mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh nên cho tiếp tục triển khai dự án

Mỏ sắt Thạch Khê sẽ giúp hạn chế phụ thuộc vào nguồn quặng nhập khẩu, cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp trong nước. Đây là những lý do chính Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV (đơn vị nắm cổ phần chi phối trong công ty CP sắt Thạch Khê) muốn tái khởi động dự án mỏ sắt Thạch Khê sau nhiều năm bị dừng lại.

Đại diện TKV cho biết, thời gian qua, Công ty CP sắt Thạch Khê đã triển khai Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh (Dự án) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, đồng thời thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan về lập, thẩm định và phê duyệt Dự án, điều chỉnh Dự án, thiết kế kỹ thuật. Đặc biệt, Dự án và thiết kế kỹ thuật do các đơn vị Tư vấn chuyên ngành khai thác mỏ có uy tín hàng đầu nước ngoài (Viện GIPRORUDA thuộc Cộng hòa Liên bang Nga; Viện Tháo khô mỏ thuộc CH Liên Bang Nga; Công ty TNHH CBM về Tư vấn, Kinh doanh và Quản lý thuộc Cộng hòa Liên bang Đức) và trong nước (Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim; Công ty Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và Công nghiệp - VINACOMIN; Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam) lập, thẩm định và đã được Bộ Công Thương thẩm định để báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.

Dự án đã được tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt Dự án/lộ trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giấy phép khai thác và Giấy phép xả thải. UBND tỉnh Hà Tĩnh và Tổng Cục đường bộ Việt Nam phê duyệt/chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối từ moong mỏ sắt Thạch Khê vào QL.15B... Chủ đầu tư đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật từ tháng 4/2016.

Bên cạnh việc hoàn thành các thủ tục pháp lý, chủ đầu tư cũng đã giành nguồn lực triển khai các hạng mục công việc theo quy định của pháp luật, đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị để phục vụ cho các bước tiếp theo của dự án. Tuy nhiên, do tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị dừng triển khai Dự án nên công ty CP sắt Thạch Khê chưa thể tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư dự án. Không những thế, Hà Tĩnh còn phong toả tài khoản của Công ty khiến mọi hoạt động của đơn vị, sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn.

Việc tái khởi động mỏ sắt Thạch Khê sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế địa phương (Ảnh minh hoạ)

Cũng theo đại diện TKV, việc tiếp tục triển khai Dự án tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp, dịch vụ phụ trợ và thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và vùng phụ cận; Dự án sẽ đóng góp lớn vào ngân sách hàng năm (giai đoạn I: trên 1.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn II: trên 2.800 tỷ đồng/năm), góp phần tăng trưởng GDP cả nước; tạo việc làm trực tiếp cho trên 3.500 lao động (chủ yếu là người dân trong diện chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Dự án); địa phương và người dân được chủ đầu tư hỗ trợ thông qua đầu tư các công trình an sinh xã hội; đảm bảo hiệu quả vốn nhà nước đã đầu tư vào dự án.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì các ngành công nghiệp cần được ưu tiên phát triển, trong đó có lĩnh vực luyện kim. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng về khoáng sản nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, tránh phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài, nhất là trong bối cảnh chính sách của các quốc gia luôn thay đổi; chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị tác động bất cứ lúc nào vì dịch bệnh và các xung đột địa chính trị vẫn còn phức tạp.

Có lẽ đây cũng là điều mà Trung ương đã cân nhắc. Vì thế, tại Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ trong phần nhiệm vụ giải pháp là: “Đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); ti-tan (Bình Thuận), hoàn thành trước năm 2030”.

Liên quan đến mối quan tâm lớn nhất của người dân địa phương và cộng đồng xã hội về vấn đề kiểm soát môi trường nếu dự án triển khai, đặc biệt sau vụ sự cố Formosa tại Hà Tĩnh, đại diện TKV cho biết: Việc đầu tư khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê chỉ là một trong những công đoạn khai thác, chế biến khoáng sản. Trong công đoạn này chỉ xúc bốc vận chuyển đổ thải đất, đá, cát; khai thác, tuyển rửa quặng nên có sự khác biệt hoàn toàn với công nghệ của công đoạn luyện kim.

Trong dây chuyền công nghệ khai thác, tuyển quặng không sử dụng hóa chất; nước sản xuất khâu tuyển rửa quặng được sử dụng tuần hoàn; nước thải mỏ được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải; công tác đổ thải cát ra bãi thải lấn biển đã giải quyết được vấn đề đổ thải cao trong đất liền, qua đó khắc phục được hiện tượng cát bay, cát chảy… Các giải pháp về bảo vệ môi trường đã được làm rõ trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Mặt khác, Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ khoáng sản rắn thông thường, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên; sử dụng đồng bộ thiết bị tiên tiến, hiện đại tương tự các mỏ khoáng sản đang áp dụng khai thác trong nước và trên thế giới; đã được tính toán chi tiết trong Dự án làm cơ sở đầu tư, sử dụng có hiệu quả trong thời gian tới.

TKV đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cho triển khai Dự án; với năng lực tài chính, bề dày kinh nghiệm trong quản lý khai thác chế biến khoáng sản, TKV hoàn toàn có thể nhanh chóng tiếp tục triển khai Dự án ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội...

Cho đến thời điểm này, Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đã thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý của Dự án theo quy định và thực hiện đầy đủ các nội dung liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng thời đã giải trình, làm rõ những vấn đề quan ngại của địa phương, các Bộ ban ngành về Dự án; Dự án hoàn toàn đảm bảo hiệu quả, khả thi. Do đó, Công ty đề nghị tỉnh Hà Tĩnh đồng tình, ủng hộ trong việc tái khởi động Dự án, đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và tỉnh Hà Tĩnh trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Công ty cổ phần sắt Thạch Khê sớm tái khởi động Dự án nhằm mang lại hiệu quả, lợi ích Quốc gia, nhân dân vùng Dự án, địa phương và doanh nghiệp.

Trước những phân tích có cơ sở khoa học rất thuyết phục trên, thiết nghĩ Hà Tĩnh cần xem lại chủ trương dừng triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, càng không nên có những việc làm vô lý đến mức "bức tử" cuộc sống nhiều công nhân nghèo khi phong toả tài khoản công ty của họ. Cần mở rộng tầm nhìn vì lợi ích và sự phát triển chung, không nên giữ cái nhìn hạn hẹp, "tư duy nhiệm kỳ" sẽ bỏ lỡ thời cơ vàng của sự phát triển!

Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á. Mỏ nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh gồm: Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc. Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821 ha.
Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Tĩnh

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới