Kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê: Hà Tĩnh cần bám sát chủ trương của Bộ Chính trị

Dù đã có Nghị quyết của Bộ Chính trị cho phép tiếp tục nghiên cứu dự án mỏ sắt Thạch Khê nhưng lãnh đạo Hà Tĩnh vẫn cương quyết đề xuất dừng.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh làm việc với TKV về dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Thăng trầm số phận mỏ sắt sau nhiều lần Bộ Chính trị chỉ đạo (Bài 1)Mỏ sắt Thạch Khê: Tỉnh muốn dừng, bộ ngành, chủ đầu tư muốn tiếp tục (Bài 2) Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3) Mỏ sắt Thạch Khê: Các chuyên gia nhà khoa học hiến kế (Bài 4)

Bất khả thi vì tư duy đóng

Tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã nêu quan điểm tỉnh Hà Tĩnh kiên quyết đề xuất dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê với lý do "nhiều hệ luỵ".

Quan điểm này cũng được Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng khẳng định tại buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 3/7/2023.

Thống kê và tìm hiểu lý do mà lãnh đạo tỉnh này đã nhiều năm liền phản đối dự án mỏ sắt Thạch Khê là "lo ngại" vấn đề môi trường từ sự cố Formosa.

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phấn sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư, nằm trên địa phận 5 xã Thạch Hải, Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc của huyện Thạch Hà. Với tổng mức đầu tư dự mỏ sắt Thạch Khê là 14.517,2 tỷ đồng, công suất khai thác giai đoạn 1 là 5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 là 10 triệu tấn/năm, và khai thác đến độ sâu âm 550m.

Công nghệ khai thác lộ thiên; trữ lượng 544 triệu tấn, trong đó 369 triệu tấn được huy động vào thiết kế khai thác; thời gian tồn tại của mỏ là 52 năm; tổng diện tích đất sử dụng 4.821ha, bao gồm 3.898ha trong đất liền và 923ha lấn biển.

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2011 thì dừng lại.

Theo thống kê, vốn đã đầu tư tại dự án mỏ sắt Thạch Khê là 1.984 tỷ đồng, trong đó, vốn được góp bởi các doanh nghiệp nhà nước là 1.529,6 tỷ đồng (riêng vốn góp của TKV là 1.076,33 tỷ đồng).

Đã có qúa nhiều cuộc hội thảo, đề xuất, kiến nghị nhưng vẫn chưa có lối ra cho dự án mỏ sắt Thạch Khê cho đến ngày 10/02/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy về địa chất, khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hoà các-bon”.

Đối với vấn đề mỏ sắt Thạch Khê, trong mục 4, phần III về nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết 10-NQ/TW nêu rõ: “…Đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)…hoàn thành trước năm 2030”.

Nghị quyết 10-NQ/TW của của Bộ Chính trị đã kế thừa và tiếp tục chủ trương của Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/4/2011 “về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu chung là: “Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu như lọc hoá dầu, sắt thép.... có tầm cỡ trong khu vực”. Và mục tiêu cụ thể đối với công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trong đó có quặng sắt là: “Điều tra, đánh giá ở độ sâu đến 500m để làm rõ tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có quy mô lớn như: …sắt..”.

Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong đó có sắt thép, Nghị quyết 02 cũng nêu rõ là “Hình thành một số cụm công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản tập trung cho một số loại khoáng sản như than đá, đồng, thép, bô-xít - nhôm, cromit, titan - zircon, đất hiếm, chì - kẽm, đá ốp lát, cát trắng; tăng cường đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản”.

Tưởng rằng Nghị quyết 10-NQ/TW ra đời sẽ tạo cơ hội cho chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu triển khai dự án nhưng gần 2 năm qua vẫn dậm chân tại chỗ vì Hà Tĩnh vẫn "bảo lưu" quan điểm với lý do cũ.

Thiết nghĩ khi vẫn còn tư duy đóng thì TKV và các bộ ngành có muốn "nghiên cứu" tiếp để báo cáo Bộ Chính trị sẽ là nhiệm vụ bất khả thi.

Và đương nhiên, nếu cứ kéo dài thì bản thân những người dân ở khu vực dự án tiếp tục còn khốn khổ.

Một nghịch lý nữa là mặc dù UBND tỉnh Hà Tĩnh kiên quyết dừng song các cơ quan quản lý nhà nước tại Hà Tĩnh vẫn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với TIC trong thời gian TIC phải tạm dừng dự án; Cục Thuế Hà Tĩnh vẫn phong tỏa hóa đơn, tài khoản ngân hàng của TIC...

Việc dừng dự án cũng gây quá nhiều khó khăn cho chủ đầu tư cả về mặt tài chính, giải quyết lao động và cũng chưa có hướng giải quyết nào khi đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng.

Kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê: Hà Tĩnh có đi ngược chủ trương của Bộ Chính trị
Dự án mỏ sắt Thạch Khê

Cần cân bằng nặng nhẹ

Có thể thấy, số phận dự án mỏ sắt Thạch Khê vẫn còn nan giải khi các nhà khoa học, một số bộ ngành vẫn còn 2 luồng ý kiến trái ngược. Một là chấm dứt hẳn, giải quyết những tồn tại về đền bù giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án; hai là cho nghiên cứu tiếp và có thể làm thử nghiệm từng bước với đầy đủ dữ liệu khoa học, khả thi, hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường; được giám sát chặt chẽ.

Ở luồng ý kiến thứ nhất, chủ yếu là những lo ngại về vấn đề môi trường. Phải thừa nhận rằng, do nhiều nguyên nhân đã có những sự cố xảy ra nhưng chúng tôi đã từng lý giải để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng như Formosa là do sự chủ quan, vô trách nhiệm của con người đến từ chủ đầu tư, vận hành dự án đến sự thiếu kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Ở luồng ý kiến thứ hai ủng hộ quan điểm triển khai tiếp vì có liên quan đến nhiều yếu tố ích lợi cho quốc gia bởi lẽ hiện Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng tự chủ, rất cần nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, trong đó sắt thép giữ vai trò quan trọng. Trong khi với công nghệ hiện nay, hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề môi trường. Rất tiếc luồng quan điểm thứ 2 chưa được ủng hộ nhiều.

Thực tế đã chứng minh dự án Boxit Tây Nguyên cũng đã từng bị phản đối kịch liệt về môi trường nhưng đến nay đã đạt được hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội, môi trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, bất kỳ dự án nào dù lớn hay nhỏ mà không có lợi ích đi kèm với mặt trái. Vấn đề là cân bằng nặng nhẹ vì lợi ích chung của đất nước trong tình hình mới.

Và có lẽ dự án mỏ sắt Thạch Khê cần đến chỉ đạo ở cấp cao hơn để tháo gỡ nút thắt trong quan điểm. Và để cấp cao hơn có quyết định chính xác thì cần phải có dữ liệu đầy đủ hơn, do đó việc triển khai nghiên cứu tiếp là cần thiết lúc này.

Là một trong những Bộ được giao nhiệm vụ quản lý ngành công nghiệp, quan điểm của Bộ Công Thương là không đánh đổi kinh tế lấy môi trường. Bộ luôn chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của người dân, lãnh đạo địa phương và sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các cơ sở khoa học kỹ lưỡng, toàn diện.

Đứng ở góc độ ngành Công Thương, sắt là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thép, công nghiệp hỗ trợ. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện quặng sắt Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu và bị phụ thuộc vào nguồn cung, giá cả biến động theo giá thế giới. Bộ Công Thương nhận định phát triển ngành thép trong nước đang bị mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn.

Nhiều ý kiến cho rằng, với trữ lượng lớn, mỏ sắt Thạch Khê nếu xử lý được vấn đề môi trường, công nghệ khai thác không chỉ giúp giải quyết những vấn đề nhập quặng mà còn giúp phát triển địa phương, tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập và nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Liên quan đến mỏ sắt Thạch Khê, ngày 11/6/2022, trong quá trình khảo sát thực địa và nghe báo cáo về dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần phải có sự tính toán theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể để lựa chọn hướng đi phù hợp trong thời gian tới.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan; việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hơi. Sau đánh giá, trường hợp có lợi thì tổ chức triển khai, nếu chưa có lợi thì dừng lại và tiếp tục nghiên cứu.

Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, việc này phải sớm có quyết sách đúng đắn để ổn định đời sống dân cư địa phương. Quyết sách này phải đảm bảo cơ sở khoa học và hợp lòng dân.

Vấn đề này tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 26/6/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp, kiểm tra về tình hình sản xuất và cung ứng điện tại một số nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và cung ứng than trong nước cho sản xuất điện.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kỹ, toàn diện các vấn đề liên quan đối với Dự án này để hoàn thiện, báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị về chủ trương đối với Dự án (Đề án trình Bộ Chính trị).

“Yêu cầu TKV phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng Đề án bảo đảm đúng tình hình, khách quan, khoa học, vì lợi ích chung, không tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Chính trị”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Mỏ sắt Thạch Khê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.

Tin cùng chuyên mục

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Tài năng trẻ Đình Bắc đã gặp phải những thử thách về mặt chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, điều này phản ánh những vấn đề sâu rộng hơn của nền bóng đá Việt Nam
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động