Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Để tránh "chảy máu" tài nguyên khoáng sản, thất thoát ngân sách, Bộ Công Thương đã có những giải pháp thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng này.
Quảng Nam: Kiên quyết xử lý sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản Bộ Công Thương đề nghị đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản

Chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản là vốn quý của quốc gia, dân tộc. Nhiều nước trên thế giới nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, luyện kim, tạo ra hàng hóa xuất khẩu có giá trị, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc khai thác ồ ạt, xuất khẩu khoáng sản thô gây thất thoát, chảy máu tài nguyên nghiêm trọng, không những thế việc này còn để lại nhiều hậu quả: Ô nhiễm môi trường, khoáng sản cạn kiệt...

Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản
Bộ Công Thương đã có những giải pháp thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Đảng và Nhà nước nhất quán quan điểm khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả; không xuất khẩu khoáng sản thô. Thực hiện chủ trương này, Bộ Công Thương từ năm 2012 đến nay đã ban hành hoặc trình ban hành các văn bản pháp luật quy định về xuất khẩu khoáng sản theo hướng nâng cao tiêu chuẩn khoáng sản chế biến trước khi xuất khẩu, đồng thời hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản thô.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tiêu thụ một số loại khoáng sản gặp khó khăn, tồn kho với khối lượng lớn, nhiều mỏ phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng khai thác. Theo các quy định hiện hành, doanh nghiệp dừng khai thác khoáng sản vẫn phải thực hiện việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm theo giấy phép đã được cấp. Với khó khăn của các doanh nghiệp khai khoáng nêu trên, các địa phương liên tục có văn bản kiến nghị cho phép các doanh nghiệp có khoáng sản tồn kho được phép xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, năm 2020, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu tồn kho một số loại tinh quặng trong nước thực sự không có nhu cầu sử dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Khối lượng khoáng sản xuất khẩu này so với sản lượng khai thác hàng năm không lớn, và đã tồn kho nhiều năm do trong nước không có nhu cầu sử dụng. Do đó, việc xuất khẩu không gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp chế biến khoáng sản trong nước cũng như không xảy ra hiện tượng chảy máu tài nguyên.

Đối với các vấn đề liên quan đến Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Bộ Công Thương đã có ý kiến tại Văn bản số 1103/BCT-CNNg ngày 14/02/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đánh giá các hệ lụy và giải pháp xử lý đối với việc dừng khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Do dự án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đánh giá một cách khoa học, thiếu căn cứ pháp lý nên chưa thể thống nhất phương án giữa các bên có liên quan để giải quyết dứt điểm dự án. Quan điểm của Bộ Công Thương là cần làm rõ các tác động và hệ lụy của việc triển khai các phương án đối với dự án trong thời gian tới, các rủi ro pháp lý cũng như phương án xử lý tài chính của dự án. Riêng đối với các vấn đề liên quan đến vốn, tài sản nhà nước tại dự án, Bộ Công Thương cho rằng đối với các bên tham gia dự án là các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn theo Luật Quản lý vốn nhà nước.

Đối với giải quyết vướng mắc tại các khu vực chồng lấn liên quan Quy hoạch bauxit trước kia, nay là Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương cần rà soát kỹ để điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phù hợp cũng như rà soát xử lý những vướng mắc hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền đối với trường hợp vượt thẩm quyền.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản, xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản theo hướng tái cấu trúc các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu thành dự án khai thác mỏ, chế biến khoáng sản có quy mô đủ lớn, gắn liền với nguồn nguyên liệu khoáng, có công nghệ tiên tiến giảm tổn thất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đảm bảo về môi trường..

Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản
Bộ Công Thương đã có ý kiến gửi Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đánh giá các hệ lụy và giải pháp xử lý đối với việc dừng khai thác Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê.

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng trong cấp phép khai thác khoáng sản để đảm bảo cân bằng cung cầu, tránh dư thừa khả năng khoáng sản trong nước. Gắn việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản với việc cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép và xuất lậu khoáng sản.

Triển khai Quy hoạch Khoáng sản: Bộ Công Thương thực hiện 6 nhiệm vụ

Theo Luật Quy hoạch 2017, Bộ Công Thương đã tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024. Bộ đã khẩn trương tổ chức triển khai với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan.

Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương, trong đó Bộ Công Thương có một số vai trò chủ yếu như sau:

Một là: Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch khoáng sản đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Hai là: Tổ chức rà soát rà soát Quy hoạch khoáng sản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 05 năm; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch khoáng sản (nếu cần thiết) để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Ba là: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, hiệu đính, cập nhật các nội dung liên quan trong quá trình triển khai Quyết định số 866/QĐ-TTg; đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, định hướng tổng quát của Quy hoạch; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hiệu đính, cập nhật Quy hoạch trong quá trình rà soát Quy hoạch khoáng sản theo định kỳ.

Bốn là: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, trong đó ưu tiên việc cấp phép khai thác khoáng sản gắn liền với dự án đầu tư nhà máy chế biến sâu giúp thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản.

Năm là: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu là: Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có khoáng sản tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch khoáng sản.

Bên cạnh đó, phân công trách nhiệm các Bộ trong quản lý Nhà nước về khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến để tạo ra sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp hạ nguồn (như từ quặng sắt thành sắt, thép phục vụ ngành cơ khí, giao thông, xây dựng...). Do vậy, hoạt động khai thác khoáng sản phụ thuộc nhu cầu sử dụng của các ngành công nghiệp hạ nguồn (vật liệu, luyện kim, hóa chất...). Hiện nay, hoạt động chế biến, sản xuất, sử dụng, kinh doanh khoáng sản nhóm I, II đang được Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng quản lý.

Hiện nay, hoạt động khoáng sản đã có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả từ khâu quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác đến chế biến, sử dụng khoáng sản. Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các Bộ, ban, ngành đã được thực hiện một cách xuyên suốt, thống nhất. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc điều tra, thăm dò và cấp phép khai thác khoáng sản; Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương quản lý việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản theo nguyên tắc kinh tế thị trường, định hướng của Đảng, Nhà nước.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, trong 135 lượt kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp năm 2024, chỉ 8 trường hợp được cấp xác nhận, đạt khoảng 6%.
Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Trong những ngày tổ chức Đại lễ Vesak tại Hà Nội, tổ y tế đã cấp cứu, hỗ trợ y tế 97 trường hợp.
Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Trần Trung Kiên, học sinh lớp 12, giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2025 nhờ đam mê và nỗ lực bền bỉ.
Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước cho biết, nhiều bộ, ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, không sát thực.
Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Trận động đất 5.0 độ richter xảy ra tại một số điểm của tỉnh Điện Biên trưa 16/5 khiến nhiều khu vực rung lắc mạnh, cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 2.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Trong 6 tháng triển khai, tỉnh Lai Châu đã huy động được số tiền là 392 tỷ 350 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Trong chương trình nông thôn mới, thương mại điện tử trở thành công cụ hiệu quả giúp tiêu thụ sản phẩm chủ lực, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 gửi đến đạo diễn Jame Cameron, mong muốn làm một bộ phim về lời thỉnh cầu của đại dương.
Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Giữa lòng Thủ đô, có một ngôi nhà nhỏ từng hai lần vinh dự đón Bác Hồ. Nơi đây lặng thầm lưu giữ ký ức thiêng liêng của non sông Việt Nam.
Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2025, Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Báo Công Thương vinh dự đoạt giải Cuộc thi viết về đề tài “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 ở khối báo chí Trung ương.
Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đã được cung rước về chùa Quán Sứ (Hà Nội) để phật tử và người dân chiêm bái trong 3 ngày nhân dịp Đại lễ Vesak.
Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn bổ sung về việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm (quận 5, TP. Hồ Chí Minh) tuy nhỏ bé, nhưng mang ý nghĩa đặc biệt khi từng là nơi ở của Bác trước khi đi tìm đường cứu nước...
Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Các tổ chức, cá nhân gửi phản ánh về Bộ Y tế, thắc mắc về một số nội dung liên quan đến việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu...
Xã cấp sổ đỏ, bước tiến cải cách phục vụ người dân

Xã cấp sổ đỏ, bước tiến cải cách phục vụ người dân

Các chuyên gia cho rằng, đề xuất xã cấp sổ đỏ là bước đi đúng đắn giúp rút ngắn thời gian cho người dân, tăng hiệu quả quản lý đất đai.
Khu vực nào của Lào Cai không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

Khu vực nào của Lào Cai không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

Chính phủ bổ sung một số khu vực khoáng sản đồng thuộc tỉnh Lào Cai vào danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Nhiều địa phương đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định, góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới.
Trà Vinh: Hơn 10.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Trà Vinh: Hơn 10.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh có tổng cộng 10.363 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tăng 657 thí sinh so với năm trước.
Bạch Đằng Giang tái hiện 3 trận thủy chiến lừng danh

Bạch Đằng Giang tái hiện 3 trận thủy chiến lừng danh

Khu di tích Bạch Đằng Giang tái hiện lại bãi cọc gỗ để du khách chiêm ngưỡng, hiểu sâu hơn về 3 chiến thắng oanh liệt của dân tộc trước các cuộc xâm lăng.
Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp

Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp

Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị triển khai tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, dự kiến có 22 điểm thi chính thức...
Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

Sáng 15/5, tại thành phố Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp tổ chức chương trình Chuyến xe hướng nghiệp theo tiêu chuẩn Đức
Mobile VerionPhiên bản di động