Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.
Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão Hà Nam cấm toàn bộ các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng qua cầu Cấm Sơn Hà Nam triển khai những phương án tối ưu nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt

Các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam hiện có gần 500 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 85.000 lao động. Xác định rõ công tác phòng, chống ngập lụt cho các khu công nghiệp sau cơn bão số 3 là một trong những nhiệm vụ cấp bách được UBND tỉnh đẩy mạnh chỉ đạo triển khai, những ngày qua, các ngành chức năng của tỉnh, nhất là Ban quản lý các khu công nghiệp đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện để tập trung xử lý tốt các tình huống; cơ bản không để xảy ra ngập lụt rộng, giảm thiệt hại do mưa, lũ; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì ổn định.

Để chủ động ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngay khi có thông tin về cơn bão số 3, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh, quản lý hạ tầng, doanh nghiệp thứ cấp trong khu công nghiệp triển khai giải pháp chủ động ứng phó với mưa, bão, lũ.

Hà Nam nối lại guồng quay sản xuất tại các khu công nghiệp
Sản xuất tại nhà máy Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (KCN Thanh Liêm). Ảnh: Báo Hà Nam

Theo đó, tập trung theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình mưa, lũ để vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thực hiện tiêu thoát nước kịp thời; gia cố các điểm xung yếu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn điện; tiến hành rà soát hệ thống các công trình thủy lợi (kênh, cống), thực hiện nạo vét, khai thông dòng chảy, không để gây ách tắc trong quá trình chuyển nước về công trình đầu mối; tăng cường khơi thông hệ thống thoát nước tại các nhà máy, kênh dẫn trong nội khu, đảm bảo tiêu thoát nước ra các tuyến kênh tiêu chính; tổ chức lực lượng trực 24/24h để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”; bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi mưa lớn.

Đối với các công trường xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã yêu cầu các chủ đầu tư chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho con người, máy móc, thiết bị tại công trường và các hạng mục công trình đang thi công dở dang. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão, hạn chế thiên tai tại các khu công nghiệp tỉnh cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên thực hiện nhiệm vụ điều hành công tác phòng, chống lụt bão tại 100% các khu công nghiệp…

Trong triển khai các giải pháp phòng, chống ngập lụt tại các khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đặc biệt chú trọng đến các khu công nghiệp có khả năng bị ngập cao như Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II (Duy Tiên), Khu công nghiệp Châu Sơn (thành phố Phủ Lý).

Đối với Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chỉ đạo thực hiện đắp be nâng thành cửa xả trạm bơm Hoành Uyển để hạn chế nước tràn qua thành cửa xả; chỉ đạo Khu công nghiệp Đồng Văn II vận hành trạm bơm nước mưa của khu công nghiệp. Trong những ngày qua, khi một số tuyến đường tại Khu công nghiệp Đồng Văn I có hiện tượng ngập úng cục bộ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện bơm khẩn cấp, đảm bảo tiêu thoát nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến việc di chuyển, hoạt động của doanh nghiệp.

Với Khu công nghiệp Châu Sơn, ngay sau khi nhận được thông tin một số tuyến đê xung yếu trên địa bàn huyện Kim Bảng xảy ra sự cố, mực nước sông Bùi đoạn qua khu công nghiệp có khả năng dâng cao, nguy cơ lớn ảnh hưởng đến hệ thống đê gia cố dọc sông Bùi, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, chỉ đạo chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Châu Sơn phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện gia cố bổ sung thêm hệ thống đê dọc sông Bùi, đảm bảo không để cho nước tràn vào khu công nghiệp.

Ngoài ra, cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý các khu công nghiệp còn trực tiếp hỗ trợ chính quyền địa phương gia cố bổ sung hệ thống bờ be ngăn nước tại khu vực trạm bơm Thịnh Châu… Nhờ đó, đến nay, hệ thống đê gia cố dọc sông Bùi không có hiện tượng sạt lở, đảm bảo ngăn nước không tràn vào khu công nghiệp; hệ thống bờ be ngăn nước tại khu vực trạm bơm Thịnh Châu đảm bảo an toàn, ổn định. Tại hệ thống kênh B1 tiêu thoát nước chính cho Khu công nghiệp Châu Sơn, nước đã có dấu hiệu rút dần.

Thực tế công tác phòng, chống ngập lụt do mưa, lũ tại các khu công nghiệp cho thấy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất chủ động trong việc xây dựng phương án ứng phó. Theo sự hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, hầu hết doanh nghiệp đều thành lập đội phòng, chống lụt, bão và tổ chức trực 24/24 giờ; triển khai cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên nhà máy; kiểm tra, gia cố hệ thống cửa sổ, cửa ra vào; kê hàng hóa lên kệ cao; chuẩn bị máy phát điện, máy bơm nước để sẵn sàng trong mọi tình huống xảy ra; sử dụng bao cát để chống tốc mái nhà và chặn nước tràn vào nhà máy tại khu vực cổng, cửa ra vào kho chứa hàng…

Ông Hiroshi Kuroda, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng Văn II, Duy Tiên) - cho biết: Thời gian qua, Sumi Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với mưa, lũ như: Thường xuyên cập nhật diễn biến mưa, lũ và thông báo cho công nhân lao động 2 tiếng/lần; rà soát các vị trí nước có thể tràn vào, làm hư hại máy móc, hàng hóa để sử dụng bao cát ngăn nước tràn vào; phát động toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người lao động thực hành tiết kiệm nước sinh hoạt, đề phòng trường hợp mất nước khi nhà máy cấp nước gặp sự cố.

Đặc biệt, đội phòng chống lụt, bão của công ty duy trì 100 người trong mỗi ca trực (ca ngày và ca đêm) để sẵn sàng ứng phó. Ngay từ khi có thông tin về cơn bão số 3, Sumi Việt Nam đã triển khai nhiều việc làm cần thiết khác như gia cố lại mái tôn, hệ thống hàng rào chắn xung quanh nhà máy; chuẩn bị xe, mua sắm thực phẩm, trang thiết bị bảo hộ cho đội làm nhiệm vụ phòng, chống lụt bão; chuẩn bị đủ lượng dầu, máy phát điện công suất lớn, đảm bảo nhà máy duy trì sản xuất ổn định trong trường hợp bị mất điện… Chuẩn bị tốt các phương án ứng phó nên chúng tôi khá yên tâm trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ trong những ngày vừa qua.

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, cơ bản các khu công nghiệp của tỉnh, trong đó có Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II, Khu công nghiệp Châu Sơn không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định. Hệ thống trạm bơm tại các khu công nghiệp vận hành tiêu thoát nước ổn định, không xảy ra sự cố; mực nước trong các tuyến kênh, cống thoát nước nội bộ khu công nghiệp ở mức thấp, không gây úng ngập, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khẳng định, bằng mọi cách, sẽ không để mưa, lũ gây ngập lụt nặng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, ông Lưu Trần Sơn, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, thời gian này, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các phòng chuyên môn vẫn đang tiếp tục kiểm tra các điểm xung yếu nhất của các tuyến đê liên quan trực tiếp tới khu công nghiệp, từ đó có dự báo và lên phương án ứng phó kịp thời.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nam

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Xem thêm