Thứ sáu 22/11/2024 07:46

Giao thương khu vực chợ cửa khẩu Na Mèo: Nét đẹp văn hoá, thắm tình hữu nghị Việt- Lào

Chợ cửa khẩu Na Mèo Quan Sơn là nơi giao thương hàng hóa giữa người dân hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn, tô thắm nét đẹp văn hóa dân tộc hai nước Việt - Lào

Những năm qua, tình hữu nghị Việt - Lào đã được khẳng định qua truyền thống lịch sử cũng như thời kỳ phát triển hội nhập. Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ; nhân dân hai nước vốn tương đồng về văn hóa, giàu lòng nhân ái, bang giao hữu nghị, đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thuỷ chung, gắn bó lâu đời được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Xuất phát từ nhu cầu hợp tác sâu rộng và cấp thiết giữa hai nước trong tình hình mới, ngày 18/7/1977, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngày 2/5/1967, hai tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn đã ký kết Hiệp nghị Mậu dịch, đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ “thắm tình anh em” giữa hai tỉnh.

Cửa khẩu Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nơi kết nối giao thương văn hóa, buôn bán giữa người dân hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào)

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm, tổ chức hội đàm, ký kết thỏa thuận hợp tác được duy trì thường xuyên; quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục có bước phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng. Thông qua giao thương hàng hóa, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta ngày càng được khẳng định với người dân nước bạn Lào, góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn.

Theo số liệu của UBND tinh Thanh Hóa, tính đến ngày 15/6/2022, quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục có bước phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt gần 74 triệu USD, tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015; năm 2021 đạt 28,72 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2016; 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 16 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu là xi măng, sắt thép xây dựng, tấm lợp, nhựa đường, xăng dầu, gạo, ngô, phương tiện tạm xuất - tái nhập thi công công trình thuộc các dự án đầu tư.

Để đẩy mạnh giao thương hàng hóa giữa hai tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư hạ tầng thương mại tại Chợ cửa khẩu Na Mèo, chợ Tam Thanh…

Các hoạt động giao thương biên giới giữa người dân hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn ngày càng phát triển. Thông qua giao thương hàng hóa, bản sắc dân tộc của dân tộc ta cũng như bản sắc dân tộc nước bạn Lào ngày càng vun đắp, thắm tình hữu nghị.

Chợ biên giới Na Mèo, nơi giao thương hàng hóa của đồng bào dân tộc vùng cao huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa với người dân tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Trọng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, giao thương hàng hóa giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn cũng như của hai nước Việt Nam - Lào. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động dịch vụ, thương mại, trên cơ sở thế mạnh của hai nước để tăng giá trị sản lượng hàng hóa giao thương qua cửa khẩu.

Bên cạnh đó, huyện Quan Sơn sẽ tăng cường công tác phối hợp, tổ chức triển khai hiệu quả các quy định về quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới nhằm góp phần cải thiện đời sống cư dân biên giới, nâng cao chất lượng hoạt động thương mại biên giới.

Tiếp tục nâng cao đời sống của cư dân biên giới bằng các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như: Nâng cấp, xây dựng mới hạ tầng thương mại miền núi; xóa đói giảm nghèo; an sinh xã hội, cùng với những chính sách thu hút các dự án đầu tư vào khu vực cửa khẩu Na Mèo, Tam Thanh để đồng bào dân tộc nơi đây có việc làm, tăng thu nhập.

Có thể nói, thông qua hoạt động giao thương hàng hóa, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và các đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói chung không chỉ có cơ hội phát triển kinh tế, dần xóa đói, giảm nghèo, mà còn mang những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta đến với người dân nước bạn Lào.

Một số hình ảnh giao thương hàng hóa của đồng bào dân tộc tại chợ biên giới cửa khẩu Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa:

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống