Thứ sáu 09/05/2025 14:14

Thêm động lực cho cửa khẩu Thanh Thủy phát triển

Tỉnh Hà Giang đã công bố Quyết định phê duyệt đề án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy - tỉnh Hà Giang đến năm 2030. Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy sẽ được xây dựng thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển du lịch; có kết cấu hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại; phát triển bền vững.
Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy năm 2017 lên tới 3,2 tỷ USD

Cửa khẩu Thanh Thủy cách thị xã Hà Giang 22km, nằm đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Những năm trước đây, khu vực này chỉ toàn núi đá và những bãi đất hoang hóa. Năm 2001, khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy được thành lập, tình hình thu hút đầu tư và các hoạt động xuất nhập khẩu từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên.

Từ năm 2003 đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng ở cửa khẩu Thanh Thủy được đầu tư theo đúng quy hoạch. Kết cấu hạ tầng cơ bản của khu chức năng được xây dựng, hoàn thành các công trình trọng điểm như hệ thống kho, bãi lưu giữ hàng hóa, trạm cân điện tử, trung tâm thương mại, đường phân lô, công trình cấp điện, nước sinh hoạt... Nhờ đó, diện mạo khu vực cửa khẩu ngày một khang trang; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu tăng nhanh theo từng năm.

Để hoạt động kinh tế biên mậu ở khu vực này thực sự thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo cho người dân, tỉnh Hà Giang tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu như: miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng; thời gian thuê đất tối đa là 50 năm. Về thuế và thu nhập DN được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm; miễn thuế thu nhập DN 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế thu nhập DN phải nộp trong 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công mà cá nhân có được. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng được ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trong quy hoạch xây dựng đến năm 2030, Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy là khu kinh tế tổng hợp, bao gồm: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế; là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng, cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và hành lang Biển Đông. Tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, khi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư, thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh sẽ được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của Chính phủ và của tỉnh Hà Giang.

Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đang trở thành cửa ngõ thông thương giữa Hà Giang với Trung Quốc, từ đó đến các nước trên thế giới. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy năm 2017 có thể lên tới 3,2 tỷ USD.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Cửa khẩu quốc tế Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới