Thứ bảy 28/12/2024 07:49

Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Mặc dù công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nhưng để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều sẽ là một thách thức không nhỏ.

Giảm nhưng chưa bền vững

Hai năm qua, công tác giảm nghèo đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%.

Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra. Đã có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, sản xuất và làm kinh tế giỏi; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Giảm nghèo đa chiều còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại, để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 là thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay.

Cơ sở cho những lo ngại này là hiện tại nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, do là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hóa, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đặt ra thách thức lớn đối với người nghèo.

Tiến sĩ Nguyễn Thắng - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - cho rằng: Thách thức lớn nhất là lực lượng lao động phi chính thức hay là lao động không có giao kết hợp đồng. Hiện tỷ lệ người làm nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng khá lớn. Như vậy họ rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.

Đáng lo ngại, còn một bộ phận người nghèo chưa chủ động vươn lên, có tâm lý trông chờ, ỷ lại. Hơn nữa, dù hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện, nhưng vẫn còn một số cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả.

Bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần

Để đạt được mục tiêu “Giảm tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì ở mức 1 - 1,5%/năm” góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025, Việt Nam cần nỗ lực, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, tiếp tục rà soát, tích hợp, hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới thực chất cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo.

Đối với hộ nghèo không có khả năng lao động thực hiện các biện pháp hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động xã hội hóa. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng...

Đồng thời huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội…

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp; hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình.

Mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025: Duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm