Cà Mau phấn đấu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Năm 2023 Cà Mau phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8% và công tác giảm nghèo bền vững đang được địa phương tập trung triển khai.
Tín dụng chính sách xã hội: “Điểm sáng” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo Cà Mau: Nhân rộng 105 mô hình “Tự hào dùng hàng Việt” Cà Mau gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Giảm nghèo đa chiều tối thiểu 0,8%, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Kế hoạch giảm nghèo bền vững năm 2023 của UBND tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8%. Tỉnh cũng đặt kế hoạch hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững…

Để thực hiện, ngay từ đầu năm 2023 UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững; giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Tích cực đào tạo nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng đối tượng, tránh sai sót. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. (trong đó, ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa), góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, đảm bảo tính bền vững, lâu dài.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…

Cà Mau phấn đấu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới

Người dân Cà Mau được hỗ trợ chính sách để giảm nghèo bền vững

Ảnh Cổng thông tin điện tử Cà Mau

Những kết quả ban đầu

Hiện thực hóa những mục tiêu trên, ngay từ đầu năm các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau đã đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể. Điển hình như tại huyện Trần Văn Thời, theo lãnh đạo UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo được xã chú trọng quan tâm, địa phương đặt ra lộ trình kế hoạch cho cả năm. Xã cũng chỉ đạo phân công hội đoàn thể, đảng viên giúp đỡ những hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để họ có động lực, cơ hội thoát nghèo bền vững.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã rà soát từng tiêu chí của mỗi hoàn cảnh để hỗ trợ sát với thực tế khả năng của từng hộ. Hiện tại, địa phương đang được hỗ trợ 2 chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025” và “Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” được áp dụng cho Ấp Đá Bạc A và Ấp Cơi 5 B, nhằm hỗ trợ nhà ở, nước sạch, chuyển đổi ngành nghề.... Đây là những giảm pháp cụ thể hóa hướng đến giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Bên cạnh đó, để linh hoạt trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo, xã Khánh Bình Tây đã vận động các tổ chức thiện nguyện trao tặng 10 căn nhà vào năm 2022. Năm 2023, xã đang tiến hành xây dựng 10 căn và đang xin hỗ trợ thêm 3 căn nhà. Bên cạnh xã hội hóa các nguồn lực giảm nghèo, Ban chỉ đạo còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội rà soát từng hộ có khả năng thoát nghèo để hỗ trợ vốn, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể nhận ủy thác hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững.

Với sự vào cuộc của các cấp các ngành, theo thống kê từ Sở Lao động và Thương binh xã hội Cà Mau, trong nửa đầu năm 2023 tỉnh có 4.399 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ vay vốn làm kinh tế; vay giải quyết việc làm 2.790 lượt, cho vay xuất khẩu lao động 27 lượt, với tổng kinh phí là 274.214 triệu đồng và nhiều chương trình cho vay ưu đãi khác. Thực hiện miễn học phí cho 462 học sinh thuộc hộ gia đình nghèo, giảm học phí cho 441 học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo với số tiền trên 187 triệu đồng, hỗ trợ chi phí học tập cho 334 em với số tiền trên 167 triệu đồng; hỗ trợ sữa tươi cho 6.325 học sinh với số tiền là 6.289 triệu đồng; có 285 hộ gia đình học sinh, sinh viên nghèo, cận nghèo và hộ gia đình có mức sống trung bình được hỗ trợ vay vốn tín dụng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền trên 22.028 triệu đồng…

Đáng chú ý, theo Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tổng số hộ nghèo 7.407 hộ và tất cả những hộ này đã được hỗ trợ tiền điện hàng tháng, tổng kinh phí thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 là trên 2.460 triệu đồng.

Trong 6 tháng qua, tỉnh cũng triển khai thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện dự án xây dựng 490 căn nhà cho người nghèo và Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 13/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 101 xã, phường, thị trấn

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập từ ngày 01/9 đến hết ngày 14/12/2023.

Đối tượng rà soát là toàn bộ hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 do UBND xã, phường, thị trấn đang quản lý.

Tiêu chí và chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng hiệu quả, kinh tế Quảng Ninh đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nội điạ.
Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ những tiềm năng, lợi thế để hướng tới mục tiêu là đầu mối trung tâm dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Bộ.
Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Với lợi thế về diện tích rừng lớn, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chiều nay (29/11), tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị bàn giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Chiều 29/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La đã làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải Dương ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh không ngừng khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các khu công nghiệp.
Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Quảng Ninh quyết liệt triển khai giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng được cơ hội và tránh rủi ro.
Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến với định hướng phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động