Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau

Công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Toàn tỉnh giảm gần 14.600 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 3,53%.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy, năm 2023, công tác giảm nghèo của tỉnh này đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Toàn tỉnh đã giảm gần 14.600 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 4,99% năm 2022 giảm xuống còn 3,52% cuối năm 2023, vượt 0,13% chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh đề ra. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên của chính những người nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa về kết quả giảm nghèo cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,46%; từ 4,99% xuống còn 3,53% (giảm 14.535 hộ nghèo; từ 49.893 hộ xuống còn 35.358 hộ nghèo). Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,32%; từ 6,89% xuống còn 5,57% (giảm 13.118 hộ cận nghèo; từ 68.946 hộ xuống còn 55.828 hộ).

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Tháng 12/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa bàn giao 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại huyện Mường Lát

Đối với khu vực 11 huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,14%; từ 15,19% xuống còn 11,05% (giảm 9.540 hộ nghèo; từ 35.229 hộ xuống còn 32.582 hộ). Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 3,05%; từ 17,07% xuống còn 14,02% (giảm 7.007 hộ cận nghèo; từ 39.589 hộ xuống còn 32.582 hộ). Trong đó, khu vực 5 huyện miền núi thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,62%; số hộ nghèo còn lại: 6.709 hộ, chiếm tỷ lệ 4,73%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,94%; số hộ cận nghèo còn lại: 8.037 hộ, chiếm tỷ lệ 5,67%. Khu vực 6 huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,33%; số hộ nghèo còn lại 18.980 hộ, chiếm tỷ lệ 20,94%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 4,82%; số hộ cận nghèo còn lại: 24.545 hộ, chiếm tỷ lệ 27,08%.

Đến cuối năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có 100% huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, gồm 06 huyện nghèo, 02 xã bãi ngang ven biển và hải đảo (riêng xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn chưa được đầu tư do vướng quy hoạch phân khu, Khu kinh tế Nghi Sơn).

Khoảng 60% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, đạt kế hoạch đề ra. 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (hộ nghèo được hỗ trợ 100%; hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng). Trên 200 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, đã triển khai thực hiện. Các mục tiêu về tiếp cận giáo dục, nhà ở, thông tin và tín dụng chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Phân bổ có hiệu quả nguồn vốn

Trong những năm qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả việc phân bổ kế hoạch vốn. Theo đó, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa là 1.640.539 triệu đồng.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Tháng 11/2023, Hội Chữ thập đỏ huyện Hà Trung trao bò giống sinh sản cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hà Lĩnh

Trong đó, Trung ương đã giao 945.033 triệu đồng (năm 2022 là 486.183 triệu đồng, năm 2023 là 458.850 triệu đồng). Trong tổng vốn Trung ương giao, có 1.249.507 triệu đồng hỗ trợ 06 huyện nghèo (để thực hiện 59 dự án: 28 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020; 31 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025); 202.000 triệu đồng hỗ trợ 02 huyện Thường Xuân và Bá Thước thoát nghèo (để thực hiện 07 dự án); 57.500 triệu đồng hỗ trợ Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; 41.410 triệu đồng hỗ trợ Trường Trung cấp nghề Nga Sơn; 29.622 triệu đồng hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ việc làm; 60.000 triệu đồng hỗ trợ 03 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đảo thuộc huyện Hậu Lộc và thị xã Nghi Sơn.

HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định phân bổ 100% kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương; Chủ tịch UBND tỉnh đã giao vốn chi tiết cho các huyện, các dự án là 915.142 triệu đồng, đạt 96,84%; còn lại 29.891 triệu đồng chưa giao do chưa phê duyệt được dự án (dự án Trường cao đẳng nghề Nghi sơn, Trung tâm Dịch vụ việc làm).

Bên cạnh đó, kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa năm 2022 là 132.965 triệu đồng; năm 2023 là 514.715 triệu đồng. HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao 100% kinh phí sự nghiệp Trung ương phân bổ cho các đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, tổng nhu cầu vốn đầu tư đối ứng từ nguồn ngân sách tỉnh (bằng 10% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện) để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (theo báo cáo, đề xuất của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố) là 155.316 triệu đồng (các sở, ngành, địa phương không đề xuất nhu cầu kinh phí sự nghiệp đối ứng từ nguồn ngân sách tỉnh).

Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển được trung ương phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 06/12/2023 được khoảng 454.983 triệu đồng/945.033 triệu đồng, đạt 48,14% so với kế hoạch vốn. Trong đó, giải ngân năm 2022 được 256.909 triệu đồng, giải ngân năm 2023 (bao gồm cả 229.273 triệu đồng vốn năm 2022 chuyển sang 2023) được 198.074 triệu đồng/688.123 triệu đồng đạt 28,78%. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh cao hơn tỷ lệ giải ngân Chương trình của cả nước.

Đối với vốn sự nghiệp, kết quả giải ngân vốn sự nghiệp phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 06/12/2023 được khoảng 300.567 triệu đồng/647.680 triệu đồng đạt 46,4%. Giải ngân năm 2022: 18.213 triệu đồng; giải ngân năm 2023 (kể cả 114.752 triệu đồng vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023) đến ngày 06/12/2023 được 282.354 triệu đồng/629.467 triệu đồng, đạt 44,85%.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2023 – 2025, thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan; các địa phương, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau
Mô hình trồng ổi ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm 3% trở lên. Phấn đấu 02 huyện Thường Xuân và Bá Thước thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; ít nhất 01 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Có thể nói, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo trên nhiều mặt như: Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để giảm nghèo bền vững, ngoài nâng cao thu nhập, còn phải đảm bảo các hộ dân được tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản.

Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo; huy động các nguồn lực, giúp hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, với quyết tâm “không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau”.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Hiện đám cháy đang khống chế tuy nhiên hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vẫn đang căng mình để cứu rừng.
Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bài 2: Nan giải

Bài 2: Nan giải ''bài toán'' môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phải di chuyển về các cụm công nghiệp nhưng đến nay, các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ.
PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đề ra mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống người dân, đặc biệt là cấp điện mùa nắng nóng.
Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Tối 26/4, TP. Hải Dương tổ chức khai trương Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Đây là phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

Tối 26/4, một đám cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang. Ngọn lửa lan rộng kèm nhiều tiếng nổ lớn gây hoang mang.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

Chiều 26/4, Lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đã diễn ra tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Bạc Liêu tổ chức nhiều hoạt động tri ân dịp lễ 30/4

Bạc Liêu tổ chức nhiều hoạt động tri ân dịp lễ 30/4

Những ngày qua, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hóa sẵn sàng đón du khách cho các sự kiện lớn diễn trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa sẵn sàng đón du khách cho các sự kiện lớn diễn trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra các sự kiện lớn cho mùa du lịch hè 2024, hiện công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón du khách.
Quảng Ninh: Những tuyến đường sẽ bị cấm để phục vụ Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Những tuyến đường sẽ bị cấm để phục vụ Carnaval Hạ Long 2024

UBND TP. Hạ Long sẽ cấm các phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường để phục vụ chương trình Carnaval Hạ Long năm 2024 và các lễ hội, sự kiện dịp 30/4-1/5.
Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Việc kết nối giao thương giữa thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Vận hành tuyến xe buýt kết nối 2 địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam

Vận hành tuyến xe buýt kết nối 2 địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào khai thác, vận hành 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá kết nối hai địa phương.
Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Sáng ngày 26/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động