Thứ bảy 23/11/2024 09:06

Giải pháp nào để cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao?

Ông Nguyễn Văn Thao – Chủ nhiệm HTX Cà phê Bích Thao – Sơn La chia sẻ về kinh nghiệm đưa cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Được biết, cà phê Bích Thao là sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia đầu tiên của tỉnh Sơn La. Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Cà phê Bích Thao đã có những hoạt động như thế nào để hỗ trợ người nông dân tỉnh Sơn La sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê? Điều đó đã mang lại lợi ích gì cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La, thưa ông?

HTX Cà phê Bích Thao được thành lập vào năm 2017. Năm 2020, cà phê của HTX được công nhân là sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương, năm 2022 được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Thao – Chủ nhiệm HTX Cà phê Bích Thao – Sơn La

Tại Sơn La, những năm 90 của thế kỷ trước, cây cà phê được trồng để xoá đói giảm nghèo. Đến những năm 2000, cây cà phê đã trở thành cây làm giàu cho bà con đồng bào các dân tộc Sơn La.

Để đạt được này, ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã định hướng tham khảo thị trường cà phê thế giới và trong nước để chuyển sang trồng cà phê chất lượng cao và chế biến cà phê đặc sản

Cà phê tại Sơn La đã được trồng từ những năm 90 nên hiện nay đã được gần 30 năm, đã qua thời điểm vàng để thu hái và chế biến (25 năm). Do đó, từ năm 2017, chúng tôi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tái canh bằng cách cung cấp giống cà phê chè Arabica. Nhờ đó, dù Sơn La chỉ có 29-30.000 ha diện tích cà phê Arabica, sản lượng chỉ bằng 5% tổng lượng cà phe ecả nước nhưng diện tích cà phê Arabica hiện đứng đầu cả nước. Đây là giống cà phê đặc sản, được thế giới ưa chuộng và được bán với giá cao hơn cà phê Robusta.

HTX Cà phê Bích Thao có nhiều sản phẩm được xếp hạng OCOP 5 sao

Hiện nay, HTX Cà phê Bích Thao đang liên kết với 800 hộ đồng bào để chuyển sang trồng cây cà phê đặc sản, đẩy mạnh đầu tư công nghệ sơ chế và chế biến. Hiện nay cà phê đặc sản làm hàng xuất khẩu của HTX đã lên đến 97%, lượng còn lại phục vụ nội địa.

Bằng việc trồng và chế biến rang xay, hiện nay sản phẩm của chúng tôi rất ổn định, mang lại cho người trồng, HTX thu nhập ổn định.

Hiện nay cà phê Arabica đặc sản xuất khẩu có thể lên đến 230.000 – 270.000/kg, mang lại giá trị tốt cho người trồng và HTX.

Ông có thể chia sẻ một số khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiêu thụ cà phê?

Trước đây khi chưa thành lập HTX và chưa định hướng được việc phải sản xuất cà phê chất lượng cao, chúng tôi cũng dễ rơi vào tình trạng được mùa mất giá hoặc được giá mất mùa vì không kiểm soát được sản xuất của người dân.

Từ năm 2017, khi HTX được thành lập, chúng tôi đã định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao theo hướng hữu cơ. Ví dụ chúng tôi sử dụng nguyên liệu từ vỏ cà phê để chuyển sang làm phân bón.

Bên cạnh đó, khó khăn của Sơn La hiện nay là cây cà phê đang bị già cỗi. Do đó các cơ quan chức năng cần có định hướng để tuyên truyền cho bà con trong vùng chuyển sang tái canh cây cà phê và trồng theo hướng chất lượng cao và đặc sản. Làm được điều đó thì sẽ duy trì được lượng cà phê theo hướng bền vững.

Về tiêu chuẩn xuất khẩu, văn hoá cà phê theo từng nước là khác nhau chứ không phải cứ là cà phê thì sẽ xuất khẩu được. Đất nước ta là nơi trồng cà phê nên phải kiểm soát được giống, phân, sơ chế để ra tạo ra được sản phẩm chất lượng. Đồng thời các doanh nghiệp phải tìm hiểu để nắm được các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau. Ví dụ xuất khẩu đi Đức phải theo theo quy trình, tiêu chuẩn của Đức; xuất khẩu đi Mỹ hay Nhật thì phải theo theo quy trình, tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật…

Thời gian qua, HTX chúng tôi đã xây dựng 54 khu sơ chế lên men, xuất đi nước nào thì lên men theo tiêu chuẩn nước đó. Còn nếu sản xuất cà phê đại trà thì không thể có được giá trị cao.

Giống như nhiều nông sản, cà phê Việt Nam đang rơi vào cảnh bấp bênh đầu ra, giá cả không ổn định. Vậy theo ông làm thế nào để giải quyết vấn đề tiêu thụ cà phê một cách bền vững?

Trước tiên, cần tập huấn cho các hộ để sản xuất cà phê chất lượng cao. Nhìn chung, những năm gần đây, nhu cầu, thị phần của thế giới đều hướng đến cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản. Cho nên cần định hướng đầu tư máy móc, thiết bị nhà xưởng, đào tạo nhân lực từ nhận thức của người nông dân để làm sao trồng, chế biến được lượng cà phê chất lượng, kiểm soát được cà phê mình làm ra. Sau đó mới tính đến xuất khẩu.

Hiện nay chúng tôi xuất khẩu 97%, tiêu thụ trong nước chỉ 3%. Song 3 năm gần đây, kể cả thị trường trong nước cũng có tín hiệu vui khi nhu cầu tăng lên. Hiện nhiều doanh nghiệp bán trong nước còn khó tính hơn xuất khẩu. Do đó, khi hướng đến cà phê chất lượng cao thì sẽ không lo đầu ra cho sản phẩm.

Vấn đề thị trường đầu ra luôn là điều “trăn trở” của doanh nghiệp và người nông dân. Vậy ông có đề xuất kiến nghị gì với cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này?

Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung tuyên truyền và hỗ trợ cho bà con về máy móc thiết bị để tập trung chế biến sâu cà phê nhằm mang lại lợi ích hiệu quả. Khi chế biến sâu, sản phẩm của ta không lo đầu ra bị ùn ứ theo mùa vụ vì khi đã chế biến sâu sẽ giúp kéo dài thời gian tiêu thụ cho sản phẩm.

Các nhà khoa học và Bộ Nông nghiệp cũng cần nghiên cứu, để lựa chọn các giống cây cà phê hiệu quả cũng như cây trồng xen hiệu quả. Bởi đặc trưng của cây cà phê là rất cần trồng xen với các cây che bóng mát. Hiện tại HTX chúng tôi có khoảng 800 hộ liên kết, diện tích 1.500 ha, một năm xuất khẩu 6.000 – 8.000 tấn, nhu cầu về nguồn cây che bóng và cây ăn quả trồng xen là rất lớn.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024