Gia Lai: Thủ phủ tiêu gặp khó, 80% người dân lâm vào cảnh nợ nần
Nông nghiệp - nông thôn 07/04/2020 19:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tiêu mất mùa, rớt giá
Giá tiêu ngày 07/4/2020 tại Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục ở mức thấp, chạm đáy nhiều năm. Giá tiêu toàn miền ghi nhận mức cao nhất là 37.000 đồng/kg tại Vũng Tàu và thấp nhất là 34.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Với mức giá như hiện nay, nhiều người trồng tiêu đang rơi vào cảnh khốn đốn. Ông Nguyễn Văn Trung (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang, tỉnh Gia Lai) - cho biết, vụ tiêu năm nay, gia đình ông tiếp tục lỗ nặng. Theo ông Trung, hiện gia đình ông còn khoảng 1.000 trụ tiêu. Tuy nhiên, do giá hồ tiêu ngày càng giảm sâu nên chỉ dám đầu tư cầm chừng dẫn tới năng suất không cao (chỉ thu được gần 2 tấn).
![]() |
Với mức giá như hiện nay, nhiều người trồng tiêu đang rơi vào cảnh khốn đốn (Ảnh minh hoạ) |
Theo ông Dương Luận - Phó chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu - Nông sản Chư Pưh (Gia Lai), vụ tiêu năm nay khá ảm đạm khi tiêu mất mùa, rớt giá. Nguyên nhân là do, sau nhiều năm giá hồ tiêu liên tiếp giảm sâu, nhiều nông dân đã “kiệt sức”, bỏ bê không chăm sóc vườn cây. Cùng với đó, tình trạng dịch bệnh, nắng hạn đã khiến nhiều vườn hồ tiêu chết hàng loạt. Những vườn hồ tiêu may mắn còn tồn tại thì năng suất, sản lượng cũng sụt giảm thê thảm. “Nếu những năm trước, năng suất tiêu đạt 8-9 tấn/ha thì năm nay chỉ còn 5-6 tấn/ha”, ông Luận đánh giá.
Đặc biệt, giá thu mua hồ tiêu tại các đại lý hiện chỉ dao động ở mức 34.500 - 37.000 ngàn đồng/kg khô, giảm hơn 10 ngàn đồng/kg so với năm trước. Đây cũng là giá hồ tiêu thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. “Bình thường giá tiêu thấp nhất cũng được 40.000 - 45.000 đồng/kg, nhưng bây giờ chỉ còn 35.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất của bà con khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Với mức giá bán như hiện nay, người dân đang lỗ ít nhất 100 triệu/ha”, ông Luận tính toán.
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sản xuất
Trao đổi về thực trạng cây hồ tiêu và giải pháp phát triển cây hồ tiêu tại Gia Lai, ông Dương Luận cho biết, diện tích hồ tiêu của nhiều huyện được xem là thủ phủ tiêu của Gia Lai như Chư Pưh, Chư Sê, giảm mạnh. Cụ thể, tại Chư Pưh, diện tích hồ tiêu hiện chỉ còn hơn 1.400 ha, giảm hơn 50% so với thời hoàng kim. Còn huyện Chư Sê chỉ còn hơn 2.400 ha hồ tiêu đang cho thu hoạch, giảm hơn 1.000 ha so với trước đây. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả xuống, nên bà con lơ là trong khâu chăm sóc dẫn đến vườn bị suy yếu kéo theo dịch bệnh.
Theo ông Luận, đa số người dân địa phương cho biết để đầu tư vào hồ tiêu, hầu hết người dân nơi đây đều thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, hộ ít vài chục triệu đồng, hộ nhiều lên đến hàng tỷ đồng. Do tiêu vừa chết, vừa mất giá, nên bà con lâm vào cảnh khó khăn. Hiện có tới 80% người trồng tiêu đứng trước tình cảnh vỡ nợ. Do đó, Hiệp hội đã kiến nghị ngân hàng cho gia hạn, giãn nợ để người dân duy trì vốn đầu tư, vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Để tái cơ cấu cho cây tiêu, ngành nông nghiệp Gia Lai cho biết, phải xây dựng các liên kết theo các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tổ chức lại sản xuất. Việc tái cơ cấu sẽ tập trung xây dựng những hợp tác xã đủ mạnh để liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho nông sản; tập trung tuyên truyền người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo đầu ra ổn định hơn cho người dân.
Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi những diện tích hồ tiêu chết, năng suất thấp sang trồng các loại cây ăn quả có múi, kết hợp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để từng bước hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để người dân chuyển đổi những diện tích hồ tiêu chết sang trồng dâu nuôi tằm, trồng măng tây và mời các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia để tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu tiêu chỉ đạt 163 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do đại dịch Covid-19 đã lan rộng, tác động tiêu cực đến các thị trường vốn tiêu thụ nhiều hồ tiêu của Việt Nam là EU, Mỹ, Ấn Độ... Dự báo trong các tháng tới, việc xuất khẩu hồ tiêu sẽ không khởi sắc hơn do dịch bệnh chưa được kiểm soát và nguồn cung trên thị trường dư thừa. Việc thị trường chưa hồi phục sẽ tác động tới giá tiêu tại nội địa, tạo thêm khó khăn cho người trồng tiêu. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tâm thư của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề cập gì?

Lúa mì biến đổi gen chịu hạn ngày càng được chấp thuận tại nhiều quốc gia

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Chăn nuôi heo theo mô hình kinh tế tuần hoàn thu tỷ suất lợi nhuận lên tới 60%
Tin cùng chuyên mục

Vụ ngộ độc cá chép ủ chua, ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Quản lý thiết bị giám sát hành trình: Cần xử phạt nghiêm vi phạm để răn đe

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị khẩn để 'cứu' ngành chăn nuôi

Nông dân "đấu trí" về canh tác cà phê thông minh

Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Chống khai thác IUU, đề xuất xử lý bằng hình ảnh các trường hợp vi phạm

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Điện lực Đức Cơ (PC Gia Lai) đồng hành xây dựng nông thôn mới

Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Xúc tiến thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Lào

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VIPA khuyến cáo không tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc

Kiểm soát chặt, ngăn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam

Mozambique tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Việt Nam
