Chủ nhật 27/04/2025 16:13

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết phiên 25/3, giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục tăng thêm lần lượt là 1,29% với giá Arabica và 1,4% với giá Robusta. Lo ngại rủi ro nguồn cung trên thị trường là yếu tố hỗ trợ giá Arabica trong phiên hôm qua.

Trong báo cáo kết phiên 25/3, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp tục được bổ sung thêm gần 9.000 bao loại 60kg, nâng tổng lượng Arabica đang lưu trữ lên ngưỡng cao nhất trong hơn 9 tháng, đạt 577.023 bao.

Dù vậy, lượng cà phê chờ phân loại để bổ sung vào kho dự trữ của ICE liên tục ghi sụt giảm trong gần hai tuần qua, về khoảng 80.000 bao. Điều này có thể kìm hãm khả năng mở rộng dư lượng cho dữ liệu tồn kho trong thời gian tới.

Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục tăng thêm lần lượt là 1,29% với giá Arabica và 1,4% với giá Robusta

Với Robusta, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) ước tính lượng cà phê xuất đi trong niên vụ 2023/24 của nước ta giảm 20% so với niên vụ trước, xuống 1,336 triệu tấn. Sản lượng sụt giảm sau khi đối mặt với thời tiết khô hạn. Những tín hiệu kém tích cực này góp phần gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo chỉ khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn thấp hơn so với 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022/2023 trước đó. Thông tin trên đã thúc đẩy giá cà phê Robusta kỳ hạn sàn London thiết lập mức kỷ lục mới, lôi kéo Arabica quay trở lại xu hướng tăng.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) Lê Đức Huy nhận định, hiện nay đơn vị chỉ nhận thêm đơn hàng nếu có dấu hiệu tích cực từ nguồn cung từ người nông dân.

Lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2023/24 của nước ta giảm 20% so với niên vụ trước, xuống 1,336 triệu tấn

Tuy nhiên, số lượng cà phê tích trữ trong dân đã bắt đầu cạn, khan hiếm. Xét trên tình hình thời tiết chuyển biến bất lợi cho cây trồng, dự báo vụ mùa sắp tới sản lượng sẽ giảm dẫn đến nguồn cung khan hiếm, đây là mối lo lớn nhất của doanh nghiệp.

Chuyên gia cho rằng, với giá cà phê đang ở mức tốt như hiện nay thì người nông dân được hưởng lợi nhiều nhất, thu nhập tăng cao. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích giữa các bên thì rất cần sự chia sẻ của bà con nông dân đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê để nông sản địa phương vừa có đầu ra, vừa phát triển ổn định.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, với giá cà phê đang ở mức tốt như hiện nay thì người nông dân được hưởng lợi nhiều nhất, thu nhập tăng cao. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích giữa các bên thì rất cần sự chia sẻ của bà con nông dân đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê để nông sản địa phương vừa có đầu ra, vừa phát triển ổn định.

Thị trường cà phê đang ở trong giai đoạn sốt giá, tập trung vào Robusta – loại cà phê mà Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cho toàn cầu. Giá cà phê trong nước tăng nhanh đột biến hiện nay là do sản lượng Robusta bị hụt gần 20%, một phần vì ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động mạnh của hiện tượng El Nino.

Qua từng năm, các nhà máy chế biến cà phê trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Robusta của Việt Nam. Thế nhưng, họ lại quen với việc định giá thấp để có lợi nhuận cao.

Cà phê Robusta là sản phẩm được tiêu dùng trên toàn cầu, thậm chí với nhiều người còn là hàng thiết yếu không thể bỏ. Nhưng với nông dân, nếu trồng cà phê không có lời, họ sẵn sàng bỏ – lúc đó sẽ là sự đe dọa về nguồn cung cho thế giới. Năm nay, Tây Nguyên hạn hán, tương lai thiếu hụt cà phê Robusta nghiêm trọng vẫn còn ở phía trước.

Sản lượng cà phê Robusta giảm mạnh gần 2 triệu bao tại Việt Nam, là một trong những nguyên nhân đẩy giá tăng. Nhưng sản lượng cà phê Robusta ở nhiều nguồn cung khác như Ấn Độ, Indonesia... cũng giảm mạnh trong năm nay.

Cà phê Robusta Việt Nam đang ở "cơ hội vàng" để xây dựng thương hiệu quốc gia khi có đủ các yếu tố như chất lượng cao, giá trị tốt, sản lượng khiêm tốn. Giới phân tích cho rằng, qua từng năm, các nhà máy chế biến cà phê trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Robusta của Việt Nam, thế nhưng, họ lại quen với việc định giá thấp để có lợi nhuận cao. Trong khi đó, dự báo, tương lai thiếu hụt cà phê Robusta nghiêm trọng vẫn còn ở phía trước, hết thời cà phê nguyên liệu giá rẻ.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá