Thứ hai 25/11/2024 09:40

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.

Xuất khẩu các mặt hàng ô tô, xe máy đạt trên 5 tỷ USD

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), EU là thị trường sản xuất, tiêu dùng và giao dịch thương mại các sản phẩm ô tô, xe máy và phụ tùng linh kiện quy mô lớn trên thế giới, chiếm 38% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Việt Nam mặc dù là nước đi sau trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy, nhưng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy của Việt Nam đang ngày càng tăng.

Quyết tâm triển ngành công nghiệp ô tô - xe máy

Báo cáo của Cục Công nghiệp cho thấy, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ô tô, xe máy của Việt Nam đạt trên 5 tỷ USD, chủ yếu là bộ dây điện sử dụng cho ô tô, xe máy, và các linh kiện hộp số, túi khí. Thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là Nhật Bản (45%), Hoa Kỳ (16%), Hàn Quốc (6,4%) và EU đứng thứ sáu, chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy của Việt Nam.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp ô tô cũng đã hình thành các doanh nghiệp tư nhân có quy mô rất lớn trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp có vốn Việt Nam như Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast... và các doanh nghiệp 100% FDI như Công ty TNHH Toyota Việt Nam, Công ty TNHH Honda Việt Nam, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam...

Các nhà sản xuất ô tô cam kết đạt được tỷ lệ nội địa hóa 40% trong vòng 10 đến 15 năm sau khi thành lập công ty tại Việt Nam. Đến nay, các nhà sản xuất ô tô vẫn chưa đạt được tỷ lệ nội địa hóa mong muốn ở các mẫu ô tô. Sản lượng vẫn còn thấp và có rất nhiều nhà sản xuất lắp ráp không đạt được quy mô tối ưu.

Cục Công nghiệp cũng nhìn nhận, ô tô, xe máy là ngành công nghiệp trọng yếu của EU, vì vậy EU duy trì hàng rào thuế MFN (nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc) khá cao đối với xe nguyên chiếc, cụ thể 10-16% đối với xe buýt, 10% đối với xe ô tô con, 10-22% đối với xe tải, và 6-8% đối với xe máy. Ngoài việc duy trì mức thuế MFN cao, theo cam kết trong EVFTA, EU còn giữ lộ trình giảm thuế dài cho ô tô, xe máy nguyên chiếc (5-7 năm), nhưng giảm ngay về 0% cho phụ tùng linh kiện các loại.

Về quy tắc xuất xứ đối với các mặt hàng ô tô, xe máy, EVFTA có yêu cầu tỉ lệ nội khối cao hơn so với các mặt hàng khác, 55% đối với ô tô nguyên chiếc và 50% đối với xe máy nguyên chiếc. Về các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, EVFTA có những cam kết cụ thể dành riêng cho phương tiện cơ giới và phụ tùng, thiết bị của xe cơ giới, trong đó cam kết công nhận Quy định UNECE là tiêu chuẩn quốc tế liên quan và các bên không quy định thêm các yêu cầu kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc Quy định của UNECE. EVFTA cũng khuyến khích Việt Nam ký kết Hiệp định UNECE 1958 và EU cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam tham gia Hiệp định này.

Như vậy, có thể thấy lợi thế EVFTA mang lại cho ngành ô tô, xe máy chủ yếu đến từ cơ hội dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và cơ hội chuẩn hoá các tiêu chuẩn trong nước với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong ngành và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp EU. “Đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng của xe ô tô điện, xe tự hành, kết nối và chia sẻ”- báo cáo nhấn mạnh.

Quyết tâm triển ngành công nghiệp ô tô - xe máy

Theo Cục Công nghiệp, Việt Nam có lợi thế nhất định trong ngành công nghiệp ô tô - xe máy, cụ thể với thị trường nội địa lớn đang ngày càng mở rộng. Ngoài ra, vị trí địa lý của Việt Nam xét về khía cạnh hậu cần toàn cầu cùng với lực lượng lao động khiến Việt Nam trở thành ứng cử viên hấp dẫn như là một đại bản doanh sản xuất ô tô - xe máy trong tương lai. Hơn nữa, những hành động gần đây cũng thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô - xe máy.

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, phương án giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt được xây dựng là giảm thuế đối với xe dung tích thấp, xe có tỉ lệ nội địa hóa cao. Đây là biện pháp kích thích giá xe giảm, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Cục Công nghiệp cũng gợi mở, xây dựng ngành công nghiệp ô tô - xe máy cần tập tủng vào việc: Cập nhật về dự báo cho tổng nhu cầu ô tô dự kiến theo năm và theo các phân khúc; Tỷ trọng xe điện và các phương tiện thân thiện với môi trường khác trong tổng cầu

Ngoài ra, cần phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và cán cân thương mại đối với từng thành phần chính cũng như cho toàn ngành ô tô - xe máy. Trên cơ sở cần tính đến hiện trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ và tính khả thi của ngành công nghiệp ô tô - xe máy trong nước để xây dựng kế hoạch sát vớ thực tiễn để tạo đòn bẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy”- Cục Công nghiệp nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các kế hoạch phát triển ngành ô tô - xe máy cần đi kèm với các kế hoạch cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, kế hoạch cung cấp cho các cơ sở hạ tầng khác, nguồn nhân lực và kế hoạch R&D cho các công nghệ lõi. Khi tìm tòi, khám phá các công nghệ lõi cần chú ý tới sự khác biệt về công nghệ cũng như tiến bộ công nghệ (năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô - xe máy Hàn Quốc sẽ không thể thành hiện thực nếu không có các ngành công nghiệp hỗ trợ).

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy. Theo đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là cần thiết, để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô.

Trên cơ sở đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển ngành hỗ trợ công nghiệp ô tô, xe máy. Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước thiết lập các quy trình quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Bộ Công Thương, tỷ trọng ngành công nghiệp ô tô - xe máy chiếm khoảng 6% tổng thể ngành chế biến chế tạo, góp phần làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong tổng thể ngành chế biến chế tạo.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới