EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đề nghị EU từng bước bỏ kiểm soát EO trong mì ăn liền Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 7/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%.

EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%. ảnh Minh họa

Cũng tại Quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu. Đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.
Với những nỗ lực của mình, chỉ 6 tháng sau khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến, mì của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 1/1/2022), Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU đã thành công thuyết phục EU đưa bún, miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm và 18 tháng sau thì thành công đưa mì ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư và tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu).

Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn và kịp thời của Bộ Công Thương trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, Trần Ngọc Quân, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.

Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại phụ lục II.

Điều này buộc các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EU, liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào EU.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia nổi tiếng sản xuất mì ăn liền. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vẫn chưa thành công thuyết phục EU bỏ giám sát chất lượng và hiện nay vẫn nằm ở phụ lục I với tần suất kiểm tra 20% như Việt Nam./.

Theo Bnews
bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may

Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may ''bật tăng''

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Hoa Kỳ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Xem thêm