Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ góc nhìn chuyên gia kinh tế Cấp bách tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp |
Đồng Nai là địa phương đạt mức tăng trưởng cao nhất các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,... vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, vì hiện nay mô hình sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào hộ cá thể, mang tính nhỏ lẻ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 185 Hơp tác xã nông nghiệp đang hoạt động và trên 2.100 trang trại với tổng diện tích sản xuất gần 8.500 hec ta, ngoài ra còn có trên 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp và dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp và sản xuất chế biến thực phẩm
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Đồng Nai, ước giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 22,8 ngàn tỷ đồng, tăng 4,32% so cùng kỳ. Trong đó GRDP đạt 11 ngàn tỷ đồng, tăng 4,19%, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 2,78%).
Trong đó, trồng trọt, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát; không xảy ra tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới sản xuất; Diện tích gieo trồng đạt gần 262 ngàn ha, tăng gần 1% so cùng kỳ; sản lượng các loại nông sản chính như xoài, chuối, thanh long, cam, bưởi đạt mức tăng cao từ 6 - 9% so cùng kỳ. Về chăn nuôi, phục hồi tốt, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành. Tổng sản lượng thịt hơi các loại trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 324 ngàn tấn, tăng 7,12% so cùng kỳ, trong đó sản lượng thịt heo tăng 7,7%, gà tăng 5,3%, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được kiểm soát chặt chẽ.
Tại một hội nghị gần đây do UBND tỉnh Đồng Nai và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhằm tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Tại đây các đại biểu tham gia đã nêu một số vướng mắc, khó khăn, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua như việc; thực hiện xây dựng nhãn hàng, đăng ký thương hiệu, thủ tục đăng ký kinh doanh, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nhiều đại diện doanh nghiệp bày tỏ: Chúng tôi mong muốn làm sao chủ động được nguyên liệu sản xuất. Những sản phẩm như Tương ớt, Tương đậu nành thì cần các nguyên liệu như ớt, đậu nành, những nguyên liệu này có thể sản xuất trong địa bàn Đồng Nai, nhưng chúng tôi chưa biết cách làm thế nào liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu để ổn định sản xuất.
Đại diện Sở Công Thương cũng đưa một số giải pháp về công tác kết nối, xây dựng chuỗi cung ứng, liên kết vùng sản xuất, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và một số giải pháp trong thời gian tới. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đưa giải pháp xây dựng nhãn hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
Theo báo cáo, trên thực tế đã không ít các thương hiệu Việt đã bị một số cá nhân, tổ chức đăng ký trước để chiếm đoạt tại thị trường nước ngoài, khiến doanh nghiệp Việt Nam phải mua lại với giá cao, hoặc bị lợi dụng uy tín để ngăn cản hàng hoá thâm nhập thị trường sở tại. Về vấn đề nay Sở Khoa học và Công nghệ cũng nêu lên 5 giải pháp nhắm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy, có hiệu quả nhằm tạo khả năng cạnh tranh và phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp, nông thôn Đồng Nai |
Qua các ý kiến của các sở ngành, doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các doanh nghiệp sơ chế, chế biến thực thực phẩm nông lâm, thủy sản đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tăng cường xây dựng các chuỗi liên kết đảm bảo hiệu quả.
Và thông qua hội nghị lần này, UBND tỉnh Đồng Nai mong muốn Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tích cực đóng góp ý kiến, nêu lên các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất sơ chế, chế biến trên địa bàn của tỉnh, nhất là lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, trồng rừng...để phát triển bền vững.