Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trồng trọng điểm.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết Yến sào Sóc Trăng: Hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm

Triển khai 20 mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP

Theo Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, năm 2024, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 74.000 ha, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 50.820 ha, cá nước ngọt và cá lợ đạt 9.180 ha, còn lại là 4.000 ha diện tích nuôi các loại thủy sản khác.

Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh ước đạt 310.000 tấn, đạt 100% kế hoạch, trong đó sản lượng tôm nước lợ chiếm 212.000 tấn, cá nước ngọt hơn 94.400 tấn và các loại thủy sản khác đạt 3.550 tấn.

Sóc Trăng phát triển Phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch. Ảnh: Soctrang.gov.vn
Sóc Trăng phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch. Ảnh: Soctrang.gov.vn

Giá tôm nguyên liệu trong năm nay ghi nhận mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tôm thẻ chân trắng cỡ 50 con/kg có giá 123.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng/kg. Tôm cỡ lớn từ 20-30 con/kg có mức giá cao hơn 31.000 đồng/kg, trong khi các loại tôm cỡ nhỏ hơn từ 40-80 con/kg cũng tăng 17.800 đồng/kg so với năm trước.

Đặc biệt, trong năm 2024, Sóc Trăng triển khai 20 mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh. Các mô hình này bao gồm 6 mô hình nuôi tôm sú và 14 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, được thực hiện thông qua liên kết kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

Bên cạnh đó, công tác quan trắc môi trường được thực hiện thường xuyên, không phát hiện các yếu tố môi trường vượt ngưỡng nguy hiểm đối với thủy sản hay tình trạng ô nhiễm trên diện rộng. Cảnh báo dịch bệnh được thông tin liên tục, kịp thời, giúp kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm, đồng thời giữ tỷ lệ thiệt hại dưới mức 10%.

Áp dụng công nghệ hiện đại

Để phát triển bền vững ngành tôm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng đã xây dựng “Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và đề án đã được HĐND tỉnh Sóc Trăng thông qua.

Theo đó, Đề án phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên về nuôi tôm nước lợ tại từng địa phương, các lợi thế về thị trường…

Mục tiêu của đề án nhằm tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho người dân. Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, làm đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra. Phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm con tôm nước lợ.

Sóc Trăng: Phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch
Áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng tôm là ưu tiên hàng đầu. Ảnh minh họa: TC Người nuôi tôm

Cùng với đó, bằng nguồn lực của ngân sách sẽ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm nước lợ. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành nghề và dịch vụ phụ trợ (giống, thức ăn…) để tiến tới phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm khép kín, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, dự báo năm 2025, ngành tôm Sóc Trăng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra các vùng nuôi, đồng thời tận dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương và các dự án tài trợ để đầu tư nạo vét kênh mương, cải tạo các công trình thủy lợi, phục vụ quy hoạch nuôi tôm bền vững. Tỉnh cũng sẽ rà soát và bổ sung các khu vực sông, kênh, rạch đầu nguồn mang tính chiến lược vào hệ thống cần quan trắc, nhằm bảo đảm chất lượng môi trường cho vùng nuôi thủy sản.

Công tác nâng cao năng lực cán bộ quan trắc môi trường sẽ được chú trọng, đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật dữ liệu môi trường và dịch bệnh trực tuyến. Các đợt kiểm tra việc tuân thủ quy định quản lý môi trường nước và xả thải cũng sẽ được tổ chức thường xuyên, đặc biệt tại các khu vực nuôi tôm công nghệ cao, để ngăn ngừa tình trạng xả thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường.

Đối với các hộ nuôi tôm, việc cải tạo ao nuôi và áp dụng quy trình nuôi bài bản là điều cần thiết để chuẩn bị tốt cho các vụ nuôi mới. Các hợp tác xã và hộ nuôi cũng kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn tôm giống nhập tỉnh, nhằm hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất. Những giải pháp này không chỉ giúp ngành tôm Sóc Trăng vượt qua thách thức mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Để phát triển bền vững ngành tôm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng đã xây dựng “Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và đề án đã được HĐND tỉnh Sóc Trăng thông qua.
Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nuôi trồng thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội vừa công bố quyết định điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho làng nghề may Trạch Xá.
Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Tại Hội nghị công chức viên chức và người lao động, Công đoàn cơ sở Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong năm 2025.
Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Dù có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan, sản phẩm OCOP Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Năm 2024, ngành thông tin và truyền thông Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ về dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, chuyển đổi số.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh, không được để bất cứ trường hợp nào lợi dụng tinh gọn để sắp xếp, bố trí người thân, người quen.
Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Ông Võ Văn Phi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ định giữ chức Bí thư huyện ủy Long Thành (nhiệm kỳ 2020-2025) kể từ ngày 27/12/2024.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, trong đó đề cập tới nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa.
Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động