Thứ bảy 19/04/2025 13:05

Đồng Nai đề xuất làm khu thương mại tự do ở đâu?

UBND huyện Long Thành đã có văn bản gửi Sở Tài chính về việc rà soát, đề xuất vị trí thực hiện khu thương mại tự do của tỉnh Đồng Nai trên địa bàn huyện.

Ngày 5/3, UBND huyện Long Thành đã có văn bản gửi Sở Tài chính về việc rà soát, đề xuất vị trí thực hiện khu thương mại tự do của tỉnh Đồng Nai trên địa bàn huyện.

Cụ thể, sau khi có văn bản của Sở Tài chính về việc rà soát, đề xuất vị trí thực hiện khu thương mại tự do của tỉnh, UBND huyện Long Thành đã rà soát và đề xuất 4 vị trí thực hiện.

Theo đó, 4 vị trí gồm: Khu thương mại dịch vụ phía Tây Nam Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành tại xã Long Phước và xã Long An với diện tích khoảng 900 hécta. Khu vực thương mại dịch vụ phía Đông Bắc Sân bay Long Thành tại xã Cẩm Đường với diện tích khoảng 200 hécta.

Tỉnh Đồng Nai đề xuất 4 vị trí làm khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Khu vực thương mại dịch vụ phía Tây Bắc Sân bay Long Thành tại xã Long An và xã Bình Sơn với diện tích khoảng 200 hécta; Dự án Trung tâm logistics phía Đông Nam Sân bay Long Thành tại xã Tân Hiệp và xã Bàu Cạn với diện tích khoảng 100 hécta.

Trước đó, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vào tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh nghiên cứu thành lập khu thương mại tự do gần Sân bay Long Thành để có thể tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sân bay khi đưa vào hoạt động.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đây là một trong những giải pháp nằm trong chuỗi các giải pháp ngắn hạn nhằm giúp tỉnh hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số bắt đầu từ năm 2025 mà Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Khu thương mại tự do sẽ tập trung vào 8 ngành công nghiệp và dịch vụ trọng điểm như dược phẩm, linh kiện ô tô - máy bay, điện tử, AI, chế biến nông sản, bảo dưỡng máy bay, thương mại điện tử và logistics. Các sản phẩm sản xuất tại đây chủ yếu phục vụ xuất khẩu, góp phần đưa Đồng Nai trở thành trung tâm thương mại, logistics quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Sân bay Long Thành

Tin cùng chuyên mục

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%