Định hình phương thức tiêu dùng văn minh

Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sau nhiều thời gian chờ đợi đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Bịt "lỗ hổng" trong thương mại điện tử

Như vậy, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã được cập nhật, bổ sung nhiều nội hàm quan trọng, hướng tới việc luật hóa cụ thể hơn, bao quát hơn nhằm tối đa hóa quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời đặt đúng vị trí hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức. Cùng đó, Luật cũng kịp thời đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh vốn là câu chuyện hàng ngày của tiêu dùng hiện đại.

Định hình phương thức tiêu dùng văn minh
Hình minh họa

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) còn thể hiện trách nhiệm của cơ quan lập pháp ở thời điểm cần có những động lực góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế mà ở đó tiêu dùng có vai trò rất quan trọng và người tiêu dùng thực sự là yếu tố giúp cho tăng trưởng ổn định và vượt lên.

Điểm quan trọng nữa là Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng hoặc thông qua các nền tảng số trong trường hợp cung cấp dịch vụ liên tục. Như vậy với các chế tài của Luật, người tiêu dùng nay đã có thể yên tâm về hàng hóa, dịch vụ xứng với “đồng tiền, bát gạo” được bỏ ra.

Một số chuyên gia cho rằng, với Luật mới này, câu chuyện tiêu dùng ở Việt Nam sẽ văn minh hơn, quan hệ “tiêu – dùng” cũng vì thế mà rạch ròi hơn trên cả hai phương diện hàng hóa và dịch vụ khi việc “tiêu” sẽ giúp cho “dùng” được thực chất và đúng ý nghĩa hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024. Để chuẩn bị cho công tác thực thi Luật, Bộ Công Thương trong vai trò cơ quan chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đã dự thảo và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật.

Trên cơ sở chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp các bộ, cơ quan ngang Bộ và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để nhanh chóng triển khai hoạt động cần thiết, đảm bảo hiệu quả và sớm đưa quy định của Luật đi vào thực tiễn sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Xem thêm