Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Đưa ra luận điệu xuyên tạc nhằm "dắt mũi dư luận"

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện với khách hàng (DPPA) và Dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt mái nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương giữ đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng.

Trước đề xuất trên, nhiều luận điệu cho rằng việc này sẽ không khuyến khích được người dân, doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà vì họ không có lợi ích, rồi đề xuất mâu thuẫn với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ phê duyệt…Tất cả những quan điểm trên đều là phiến diện, chưa hiểu bản chất sâu xa của vấn đề, đặc biệt về yếu tố vận hành hệ thống điện và mặt kỹ thuật.

Thậm chí, các trang mạng phản động như Việt Tân, BBC còn đưa ra luận điệu xảo trá, xuyên tạc và quy chụp cho rằng mục đích là “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền”…. Từ những thông tin một chiều và quy chụp ấy, nhiều người đã bị “dắt mũi” theo những suy luận xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Trước hết, phải khẳng định rằng, đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng của Bộ Công Thương là hoàn toàn phụ hợp với thực tiễn vận hành hệ thống điện hiện nay và định hướng quy hoạch, phát triển của ngành điện trong tương lai.

Cụ thể, theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 đã quy định về định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện. Theo đó, có nội dung nêu rõ “ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia)”. Cần nhớ rõ, trong Quy hoạch điện VIII đã nhắc đến việc “không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia”. Bởi vậy, suy luận mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng mâu thuẫn với Quy hoạch điện VIII là chụp mũ, cố tình xuyên tạc sự thật.

Thứ hai, cần thấy rằng, ở đây việc phát triển điện mặt trời mái nhà đang gắn với mục đích tự sản, tự tiêu và đề xuất trên hoàn toàn dựa trên việc đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp khi tham gia. Theo đó, chính sách giá 0 đồng chỉ áp dụng với sản lượng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dư thừa phát lên lưới điện quốc gia. Sở dĩ như vậy bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, đồng thời góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.

Bởi, nếu như cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao. Vì sao lại vậy? Trước hết, đó là vấn đề ảnh hưởng của điện mặt trời tới công suất điện. Do nguồn điện này phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, nên sẽ chỉ có tác dụng vào những giờ có ánh nắng. Do đó, để ổn định nguồn cung cấp điện, sẽ phải đầu tư các nguồn lưu trữ phù hợp. Đặc biệt, những thời điểm có bức xạ cao có thể sẽ dẫn tới dư thừa nguồn điện, phải cắt giảm công suất phát điện.

Yếu tố thứ hai đến từ tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ của điện mặt trời. Tuy có nhiều lợi thế, nhưng điều này làm khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Yếu tố cuối cùng là chi phí cân bằng công suất của hệ thống điện do điện mặt trời gây ra, để đáp ứng tính bất định của nguồn điện nay. Đơn vị điều độ sẽ phải trả chi phí không nhỏ để duy trì một lượng điện ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ có điện mặt trời.

Vì thế, nếu phát triển điện mặt trời không ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải và ồ ạt với quy mô lớn, hoặc phát điện vào hệ thống sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung – cầu của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết. Tất cả những yếu tố trên có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống điện và tác động tiêu cực lên cả ngành điện nếu không được xem xét một cách thấu đáo. Ở đây, rõ ràng Bộ Công Thương đã tính toán kỹ và lường trước được những hệ lụy sẽ xảy ra và đưa ra đề xuất trên.

Như vậy có thể thấy, việc cho rằng đề xuất “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền” chỉ là những luận điệu xảo trá, xuyên tạc. Các thế lực thù địch đã lợi dụng dư luận để thực hiện mục đích chống phá, chứ hoàn toàn không hề nhắc đến những mặt sẽ làm được của đề xuất chính sách.

Ai mới thực sự là người được lợi?

Phân tích thêm về lý do đề xuất mua điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dư thừa giá 0 đồng, phải khẳng định rằng, việc này là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn hiện tượng trục lợi chính sách. Lý do vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, khi phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu thì cá nhân, tổ chức nhận được rất nhiều ưu đãi như: Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật; ưu tiên giải quyết các hồ sơ, thủ tục… Trong khi, nếu phát triển điện mặt trời mái nhà không phải tự sản, tự tiêu mà kinh doanh, mua bán thì phải đáp ứng các quy định Luật Quy hoạch, Luật Điện lực, Luật Xây dựng… và một số quy định pháp luật chuyên ngành khác.

Như thế, rõ ràng nếu phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách… lại được hưởng “lợi kép” - được phép bán điện thì chắc chắn sẽ dẫn đến trạng thái trục lợi chính sách. Người dân, tổ chức sẽ đổ xô đi làm điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu với tâm lý "dùng không hết ta bán, đằng nào chẳng được lợi đôi đường" và hệ lụy là dẫn đến việc phát triển tràn lan bất chấp các quy định pháp luật.

Ai hưởng lợi sau luận điệu xuyên tạc đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa 0 đồng?
Đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng sẽ ngăn chặn được tình trạng hợp thức hóa cho sai phạm. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, tình trạng này đã từng xảy ra khi trước đó đã ghi nhận ở một số địa phương, nhiều dự án điện mặt trời có công suất lớn được đầu tư trên đất nông, lâm nghiệp dưới mô hình trang trại, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn được hưởng cơ chế khuyến khích đầu tư. Thậm chí có những cá nhân, tổ chức còn chấp nhận rủi ro và bỏ hàng tỷ đồng vào đầu tư với mục đích kiếm lời. Và như vậy, nếu đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng được chấp thuận và đi vào thực thi, chắc chắn chủ đầu tư những dự án vi phạm này sẽ bị “đụng chạm” về lợi ích. Đến đây, dễ hiểu là họ có muốn ủng hộ đề xuất trên của Bộ Công Thương hay không?

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu các tổ chức, cá nhân muốn thu lợi nhuận từ điện mặt trời thì khi thực hiện dự án cần đáp ứng các quy định pháp luật liên quan và khi đó mục đích ban đầu không còn là tự sản, tự tiêu. Còn nếu đã được hưởng chính sách ưu đãi khi phát triển điện mái nhà tự sản tự tiêu, thì không thể yêu cầu được “lợi kép” và đổ dồn áp lực lên ngành điện và Bộ Công Thương. Vấn đề rất rõ ràng, nhưng không ít người cố tình không hiểu hoặc có chăng đó chính là một nhóm lợi ích đang cố gắng lèo lái dư luận để “đánh bùn sang ao”, mục đích là để tìm cơ hội hợp thức hóa sai phạm và tiếp tục trục lợi từ chính sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng không chỉ làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tăng cường khả năng vận hành an toàn cung cấp điện cho lưới điện còn chặn đứng lối tư duy bất chấp quy định pháp luật để phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà "đội lốt" tự sản, tự tiêu để trục lợi chính sách và tình trạng hợp thức hóa cho sai phạm.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Mobile VerionPhiên bản di động