Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Đồng bằng sông Cửu Long: Chính quyền và người dân vẫn gồng mình chống hạn, mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Đắp đập bơm chuyền nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt Giải cơn khát cho vùng hạn mặn Bến Tre

Tuy không gay gắt như mùa khô của năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 nhưng tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn (hạn mặn) ở Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) năm nay đã có những tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh.

Nhờ các công trình cống, đập ngăn mặn được vận hành hiệu quả và ý thức của người dân trong phòng tránh cũng được nâng cao nên hạn mặn chưa gây thiệt hại nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận người dân sinh sống tại các khu vực ven biển đang chịu cảnh thiếu hụt nước sinh hoạt. Tình trạng này sẽ trầm trong hơn nếu hạn mặn còn tiếp tục kéo dài.

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó
Người dân ven biển Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) nhận hỗ trợ nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn.

Tại khu vực ven biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, nhiều hoạt động hỗ trợ nước ngọt cho người dân đã diễn ra. Hoạt động này do chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội và những doanh nghiệp, cá nhân (nhà hảo tâm) thực hiện.

Nhìn vào đặc điểm thời tiết và chế độ thủy văn của vùng đất, có thể hình dung “cơ chế” đưa đến hạn mặn thế này: Vào mùa nắng (mùa khô, từ tháng 11 của năm trước kéo dài qua đến tháng 4 của năm tiếp theo), nguồn nước từ sông Mê Kông đổ về miền Tây Nam Bộ (qua sông Cửu Long) giảm sút, dòng chảy yếu nên không đủ sức đẩy lùi nước biển dâng theo các cửa sông lớn.

Nguồn nước bên ngoài lãnh thổ này chiếm đến 95% tổng lượng nước sông Cửu Long, 5% còn lại là nguồn nội sinh tại chỗ. Năm nào nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về ít, nắng nóng kéo dài thì nước biển càng lấn sâu vào đất liền. Theo ước tính của ngành chức năng, mùa khô 2023 – 2024, lượng nước đổ về miền Tây Nam Bộ thiếu hụt khoảng 10 – 15%, nhiệt độ cũng cao hơn từ 0,5 – 1,5°C so với trung bình nhiều năm.

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nước ngọt cho người dân khu vực ven biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau.

Từ giữa tháng 4/2024, mùa khô ở miền Tây Nam Bộ được cho là đã bước vào cao điểm. Nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức 34 – 37°C, phạm vi xâm nhập mặn ngày càng đáng lo ngại. Trên những nhánh sông lớn của dòng Cửu Long như: Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Hậu, nước biển đã vào sâu có nơi hơn 60km tính từ cửa sông.

Những người gắn bó với miền đất Tây Nam Bộ đều biết rằng hạn mặn vốn có lịch sử lâu đời chứ không phải vấn đề gì mới mẻ. Năm nào cũng vậy, ít hoặc nhiều, nhẹ nhàng hay gay gắt, cứ đến kỳ là “nó” lại xuất hiện. Có năm hạn mặn đến rồi đi âm thầm không ai chú ý, rất bình thường.

Vì xem hạn mặn là chuyện bình thường nên không ít người còn có tâm lý chủ quan, ỷ lại. Phần lớn những người bị thiếu hụt nước sinh hoạt đều có nhà ở phân tán, xa các khu dân cư và ít quan tâm tích trữ nước mưa. Trong khi đó các cây nước (giếng khoan) tại nhà không sử dụng được nữa vì bị nhiễm mặn.

Cách nay hơn 20 năm, hầu như gia đình nào ở nông thôn miền Tây Nam Bộ cũng đều có những chiếc lu chứa nước mưa để dùng trong mùa nắng hạn. Nhà càng đông người thì lu trữ nước càng nhiều, những người có điều kiện còn xây hẳn bồn chứa bằng xi măng, dùng qua mùa khô cũng không hết nước.

Rồi phong trào làm cây nước phát triển rầm rộ, hầu như nhà nào cũng “đóng” một cây nước. Thói quen tích trữ nước mưa không còn, không phải nước mưa bớt “ngon” mà là có cây nước với nguồn nước ngầm tưởng chừng như vô tận vẫn tiện dụng hơn.

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó
Theo ước tính của ngành chức năng, mùa khô 2023 – 2024, lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về miền Tây Nam Bộ thiếu hụt khoảng 10 – 15% so với trung bình nhiều năm.

Hạn mặn ở miền Tây Nam Bộ được dự báo sẽ còn gay gắt, khó lường trong những năm tiếp theo, nguyên nhân trong đó có phần do tác động của các công trình thủy điện, hồ chứa nước và các công trình liên quan đến nguồn nước sông Mê Kông trên phía thượng nguồn.

Trong khi chờ những giải pháp chiến lược được triển khai, đã đến lúc người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ cần chủ động ứng phó với tình trạng thiếu hụt cục bộ nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn. Về cách làm, đơn giản và dễ thực hiện nhất là hãy quan tâm tích trữ nước mưa như tập quán trước đây thôi.

Hồng Bỉnh Hiếu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Kế thừa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn cứu hộ đến Myanmar đang là biểu tượng về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Pháo, ViruSs và cuộc chơi

Pháo, ViruSs và cuộc chơi 'truyền thông bẩn' qua 'Sự nghiệp chướng'

“Sự nghiệp chướng” đã phơi bày chiến lược 'truyền thông bẩn' ẩn chứa trong mối quan hệ giữa Pháo và ViruSs khi dẫn dắt giới trẻ đến vụ livestream đấu tố.
Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Một triệu người thức trắng vì một câu chuyện tào lao của một cặp đôi “nổi tiếng” là cảnh báo đau lòng nhất về hệ giá trị đang lung lay.

Tin cùng chuyên mục

Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Lòng đường có sẵn, chỉ kẻ vạch, xe vào là thu tiền, nhưng sau 4 năm báo lỗ tới 2,2 tỷ đồng. Nghịch lý kinh tế tưởng đùa ấy đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Vụ việc xe cứu thương được sử dụng để quảng bá phim là một hành vi thiếu tôn trọng đối với những người làm trong ngành y và cần phải được xử lý nghiêm.
“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

Từ “Bình dân học vụ” của 80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ số” được kỳ vọng là cầu nối giữa hiện tại với tương lai và xây dựng xã hội học tập suốt đời.
Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Vụ việc hành hung thai phụ và người thân tại khu vui chơi trẻ em ở Đồng Nai đang gây phẫn nộ vì dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn.
Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc sáp nhập, như dòng sông hòa vào đại dương, mở rộng không gian phát triển, khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai to đẹp, đàng hoàng hơn.
Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra, cuộc đua ngày một ‘nóng’ khi dự báo Hà Nội có khoảng 48.000 học sinh không có suất học trường công lập.
‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

Mức phạt ‘nhẹ hều’ chưa đủ răn đe các “chiến thần” lừa dối, làm méo mó thương mại điện tử- vũ khí để thị trường nội địa tăng 2 con số như Tổng Bí thư kỳ vọng!
Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu của cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nhận “lại quả” 300 nghìn USD từ doanh nghiệp, nhưng làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 300 tỷ đồng.
Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Chuyển đổi số nhanh, toàn diện, đặc biệt là xây dựng nền tảng số, công chức số sẽ “xóa” đi khoảng cách địa lý khi thực hiện sáp nhập tỉnh.
Bài học gì từ những

Bài học gì từ những 'phốt' của Quang Linh Vlog, Kím Soo Hyun?

Những vụ việc lùm xùm gần đây của Quang Linh Vlog, Kim Soo Hyun đã trực tiếp ảnh hưởng và có nguy cơ đưa giới trẻ đi đến những nhận thức sai lầm.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bình minh của kỷ nguyên số và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia:

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia: 'Ngọn cờ tiên phong' thực hiện Nghị quyết 57

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa ra mắt tại Hà Nội với kỳ vọng tạo sức bật và nền tảng mới cho đổi mới sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Quy chế về chứng chỉ tiếng Anh trong xét tuyển đại học: Giảm áp lực, tạo công bằng

Quy chế về chứng chỉ tiếng Anh trong xét tuyển đại học: Giảm áp lực, tạo công bằng

Quy chế mới về chứng chỉ tiếng Anh trong xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một bước đi hợp lý, giúp giảm áp lực cho thí sinh và đảm bảo công bằng.
Sáp nhập, giải thể trường đại học cần lộ trình phù hợp

Sáp nhập, giải thể trường đại học cần lộ trình phù hợp

Sáp nhập, giải thể trường đại học là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước.
Vụ chuyển nhầm 71 triệu đồng cho tài xế Grab: Khi lòng tham che mờ lý trí

Vụ chuyển nhầm 71 triệu đồng cho tài xế Grab: Khi lòng tham che mờ lý trí

Vụ việc một nữ khách hàng tại TP. Vũng Tàu vô tình chuyển nhầm số tiền 71 triệu đồng thay vì 71 nghìn đồng cho tài xế Grab đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận.
Công văn số 43-CV/BCĐ: Tinh thần

Công văn số 43-CV/BCĐ: Tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng' cho tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Công văn số 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 đã nêu ra những yêu cầu quyết liệt cho kế hoạch tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
‘Thước đo tham nhũng’ đã thấy gì tại Vĩnh Phúc?

‘Thước đo tham nhũng’ đã thấy gì tại Vĩnh Phúc?

Cho tới khi mọi thứ được phơi bày trong kết luận điều tra, người ta mới biết kết quả tự đánh giá tham nhũng tại Vĩnh Phúc đã được tô hồng.
‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Theo các chuyên gia, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng, vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận.
Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ, giải quyết tâm tư về quy định mới trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động