Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Phiên mở màn đấu thầu vàng miếng sau 11 năm mới khởi động lại nhưng lượng cầu không như mong đợi khi chỉ có xấp xỉ 1/5 khối lượng vàng miếng chào thầu được mua. Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/4 đã phát đi thông tin sẽ tiếp tục mở phiên đấu thầu vàng vào ngày mai, 25/4. Theo đó, nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/4. Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu tiếp tục là 16.800 lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên là 1.400 lượng, khối lượng đấu thầu tối đa của một thành viên là 2.000 lượng. Không có giá tham chiếu đặt cọc như những thông báo của phiên đấu thầu trước.

3.400 là số lượng vàng miếng trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng được tổ chức trở lại sau 11 năm, diễn ra ngày 23/4. Khi thị trường vàng trong nước lên cơn sốt giá, có những lúc chênh lệch quá cao so với giá thế giới, giới chuyên gia, dư luận đã lên tiếng cơ quan quản lý nhà nước phải tìm cách hạ nhiệt giá vàng và kéo chênh lệch giá trong nước và thế giới xuống. Thông điệp sẽ can thiệp thị trường lúc cần thiết, đảm bảo tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường của nhà điều hành ở thời điểm ngay sau đó đã có tác dụng. Vàng SJC bớt chênh giá sốc so với vàng nhẫn và giá vàng thế giới.

Giá vàng vượt mốc 83 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC và các loại vàng khác đã dần được thu hẹp khoảng cách

Tuy nhiên, thông điệp là không đủ, thị trường kỳ vọng vào liều thuốc giảm sốt mạnh hơn là đấu thầu vàng. Nhưng thực tế mọi chuyện không đơn giản. Vàng đấu thầu bị ế vì giá mở thầu cao hơn giá chào thầu công bố trước đó. Hơn thế, sự "trồi sụt" bất định của giá vàng thế giới càng khiến doanh nghiệp, ngân hàng tham gia đấu thầu vàng thận trọng hơn bao giờ hết. Kết thúc phiên đấu thầu vàng đầu tiên, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần, có cổ đông lớn của một tập đoàn kinh doanh vàng bạc có tiếng đã chia sẻ với báo chí rằng, ngân hàng không tham gia đấu thầu vàng lần này bởi biên lợi nhuận thấp.

Thực tế là biên lợi nhuận không chỉ thấp mà còn đầy rủi ro. Giới kinh doanh và đầu tư vàng lão luyện đủ tỉnh táo để "tính cửa" cho mình tránh thua lỗ, thay vì về hùa với đám đông luôn lên tiếng phải kéo giá vàng sát giá thế giới, phải đảm bảo nguồn cung cho thị trường… Ngay cả Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đứng ra làm đầu mối trong việc đấu thầu, nhập vàng về để trả cho các đơn vị trúng thầu cũng đã rất thận trọng khi công bố giá sàn lúc mở thầu cao hơn mức giá tham chiếu đặt cọc đã thông báo trước đó, từ 80,7 triệu đồng/lượng lên 81,32 triệu đồng/lượng bởi diễn biến của thị trường vàng thế giới ở thời điểm mở thầu lại có xu hướng tăng giá. Hai đơn vị trúng thầu là Công ty Vàng bạc đá quý SJC và Ngân hàng ACB cũng trúng thầu với giá cao nhất chỉ chênh 10.000 đồng/lượng.

Rất rủi ro nếu giá trúng thầu cao khi vàng về tới kho của doanh nghiệp mà giá thế giới và trong nước giảm. Chênh lệch giá mua và bán không thể đủ bù đắp nếu biến động của giá vàng thế giới giảm sâu. Đó còn chưa kể đến việc đảm bảo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vàng không phải doanh nghiệp hay ngân hàng nào cũng có sẵn. Tính toán thiệt hơn về tỷ giá, về lãi suất khi nguồn tiền bỏ ra cho nhập khẩu vàng quá lớn mà chưa biết lợi nhuận ra sao đã khiến nhiều doanh nghiệp chùn bước trước phiên đấu giá vàng, và dự báo với phiên đấu giá ngày mai cũng không ngoại lệ.

Vàng không phải mặt hàng thiết yếu, càng không phải mặt hàng được khuyến khích tiêu dùng. Tại thị trường trong nước lâu nay vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là kênh tích trữ tài sản, nằm im trong góc tủ của mỗi gia đình. Hội đồng Vàng thế giới đã từng công bố khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, có tới 73% người được hỏi trả lời muốn mua vàng trong khi con số này ở các nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước Ả-rập là chỉ 55%.

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải
"Cơn khát" vàng của thị trường trong nước dường như chưa bao giờ hạ nhiệt

Kết quả khảo sát trên phần nào cho thấy "cơn khát" vàng của thị trường trong nước dường như chưa bao giờ hạ nhiệt và thường bùng lên khi lãi suất tiết kiệm giảm và thị trường vàng thế giới tăng giá. Thậm chí thị trường vàng thế giới giảm nhưng trong nước giá vẫn tăng do không đủ nguồn cung. Lo ngại "vàng hóa nền kinh tế", Chính phủ và các cơ quan quản lý đã nhiều lần lên tiếng và cũng đưa ra nhiều giải pháp căn cơ để hạn chế tình trạng này. Đấu thầu vàng được xem là động thái tích cực, ít nhiều tác động tâm lý tới thị trường để kéo giá vàng trong nước đi xuống, tiệm cận gần hơn với giá thế giới.

Nhưng theo giới chuyên gia, với tổng giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam vào khoảng 45-50 tấn mỗi năm, thì lượng vàng được đấu thầu là 16.800 lượng nếu có các đơn vị mua hết được số đó cũng cũng chỉ cung cấp ra thị trường tối đa được 1%. Muối bỏ biển!

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân giá vàng tháng 3/2024 tăng trên 80% so với cuối năm 2019, tăng 22,71% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng gần 9,5% so với cuối năm 2023. Con số này cho thấy số lãi khủng khi đầu tư vào vàng. Hay kể cả không mua đi bán lại kiếm lãi thì vàng vẫn luôn là "hầm trú ẩn" an toàn cho người dân khi bỏ vốn vào đây. Vì thế, để hạn chế vàng hóa nền kinh tế, giảm cơn sốt giá vàng, theo giới chuyên gia bên cạnh các giải pháp tình thế như tăng nguồn cung thì cũng cần tính đến những giải pháp cụ thể hơn như nghiên cứu tính thuế đầu tư vàng dựa trên hóa đơn điện tử trong giao dịch, mức thuế cần xem xét phù hợp, hài hòa.

Trong thời gian tới, giá vàng sẽ tiếp tục biến động phức tạp nhưng việc bùng nổ và tăng mấy chục phần trăm sẽ khó lặp lại. Nhìn chung, động lực tăng đột biến của giá vàng đã bị loại bỏ. Thị trường thế giới cũng đang chứng kiến giá vàng vào giai đoạn chững lại. Do đó, sẽ tiếp tục thu hẹp sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. "Chúng tôi cho rằng, giá vàng SJC sẽ giảm giá và các giá vàng khác sẽ tiếp cận với giá vàng thế giới", chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong nêu nhận định.

Vào lúc 16h hôm nay, 24/4, giá vàng thế giới ghi nhận giao dịch quanh mốc 2.317 USD/ounce. So với cùng thời điểm hôm qua là 2.293 USD/ounce, mức chênh là 24 USD/ounce. Sự "trồi sụt" này ít nhiều là nguyên nhân khiến Ngân hàng nhà nước trong công bố mở thầu đấu giá vàng ngày mai không có giá tham chiếu đặt cọc. Doanh nghiệp chỉ biết giá khi phiên đấu thầu diễn ra. Và vì thế, 16.800 lượng vàng được "rao bán" được dự báo sẽ khó đắt hàng.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường vàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.

Tin cùng chuyên mục

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Quy hoạch đô thị ven biển được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ, thế nhưng vẫn còn nhiều dự án ôm "đất vàng" đang gây lãng phí, làm chậm đi nhịp phát triển thành phố.
Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Được “chống lưng” mạnh mẽ về logicstics cộng với vũ khí giá rẻ, sàn thương mại điện tử Temu tưởng như có thể tạo nên một thế trận mới tại Việt Nam.
Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Tại TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ thẩm mỹ mang tên “Chân mày phong thuỷ” được mọc lên như nấm sau mưa, có biểu hiện vi phạm pháp luật, mê tín dị đoan.
Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

​​​Vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh trở thành vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Muốn giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến 'lợi bất cập hại'.
Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Những thông tin không đúng sự thật về thương hiệu Laura Coffee, khiến tôi nhớ lại bê bối nước mắm năm 2016, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Bi hài chuyện thị trường cau: Giá

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. .
Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Sự tôn trọng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với thầy cô đều có thể bày tỏ qua nhiều cách, không nhất thiết phải bằng món quà vật chất...
Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ...
Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung ít, dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro pháp lý, “lách luật” để mua theo hình thức ủy quyền.
Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Mất điện đã khổ nhưng vẫn còn chịu được nhưng mất nước sinh hoạt thì dường như nỗi khổ của dân chung cư bị đẩy đến tận cùng.
Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Một số lãnh đạo UBND tỉnh phía Nam yêu cầu các công ty xổ số kiến thiết dừng cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm, nhận được sự đồng tình của dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động