Thứ sáu 22/11/2024 02:13

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Sản lượng điện gió toàn cầu có thể lập kỷ lục mới vào năm 2024, qua đó, giúp điện gió chiếm thị phần cao kỷ lục trên thị trường sản xuất điện toàn cầu.

Sản lượng điện gió trước cơ hội chiếm hơn 10% tổng sản lượng điện toàn cầu

Sản lượng điện gió toàn cầu có thể lập kỷ lục mới vào năm 2024, khi mùa đông đến ở Bắc Bán cầu và tốc độ gió tăng lên ở phần lớn các trang trại điện gió trên thế giới. Điều này có thể giúp điện gió chiếm thị phần cao kỷ lục trên thị trường sản xuất điện toàn cầu.

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, sản lượng điện gió trong 9 tháng đầu năm 2024 chỉ tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, các xu hướng lịch sử cho thấy, con số này có thể tăng mạnh trong những tháng cuối năm, đưa tổng sản lượng hàng năm lên mức kỷ lục mới.

Sản lượng điện gió có khả năng tăng vào cuối năm vì hàng năm, sản xuất điện gió thường đạt đỉnh vào mùa đông ở Bắc Bán cầu, với hơn 90% các trang trại điện gió đang hoạt động nằm ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Nếu sản lượng điện gió tăng theo đúng kỳ vọng, khả năng cao sẽ chiếm hơn 10% tổng sản lượng điện toàn cầu vào tháng 11 và tháng 12. Đây sẽ là lần đầu tiên sản lượng điện gió vượt qua ngưỡng này.

Tiềm năng sản xuất điện gió trong những tháng cuối năm 2024 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ gió ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, nơi chiếm 64% tổng công suất sản xuất điện gió toàn cầu hiện nay, theo tổ chức Nghiên cứu Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor - GEM).

Chiếm tới 43% công suất toàn cầu, khoảng 400.000 megawatt (MW), Trung Quốc đã trở thành thị trường sản xuất điện gió quan trọng nhất thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện gió của Trung Quốc đạt 712 terawatt giờ (TWh), theo tổ chức Ember.

Sản lượng này cao hơn 11% so với cùng kỳ năm 2023, điều này có nghĩa là sản lượng điện gió cả năm của Trung Quốc có khả năng tăng hơn 10% khi hoàn thành sản xuất trong những tháng cuối năm.

Hoa Kỳ là thị trường điện gió lớn thứ hai trên thế giới, với công suất khoảng 145.000 MW.

Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, sản lượng điện gió của Hoa Kỳ đạt 333 TWh, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một góc trang trại điện gió phía sau Voigtsdorf gần Dorfchemnitz, Đức, ngày 9/8/2024. Ảnh: Reuters

Sản lượng điện gió thay đổi theo chiều hướng nào?

Có nhiều lý do để tin rằng, điện gió sẽ tiếp tục chiếm ưu thế hơn nữa trên thị trường sản xuất điện trong những năm tới.

Công suất sản xuất điện gió toàn cầu cho thấy, đây là một trong những hình thức sản xuất điện phát triển nhanh nhất trong thế kỷ này. Theo tổ chức Ember, công suất này đã tăng khoảng 20% mỗi năm từ năm 2001 đến năm 2021.

Tuy nhiên, tăng trưởng công suất điện gió toàn cầu đã giảm xuống còn khoảng một nửa mức đó kể từ năm 2022 do nhiều yếu tố, bao gồm sự thiếu hụt các thiết bị quan trọng và sự tăng giá linh kiện và nhân công. Sự suy giảm này đặc biệt nghiêm trọng ở Bắc Mỹ và châu Âu, nơi công suất điện gió quy mô tiện ích chỉ tăng lần lượt 5% và 7% trong năm ngoái, theo tổ chức Ember.

Xu hướng giảm này đã tiếp tục kéo dài trong nửa đầu năm 2024. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, công suất điện gió ở Hoa Kỳ chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, theo cổng dữ liệu Cleanview. Bên cạnh đó, sự mở rộng công suất điện gió ở Đức cũng giảm nhẹ trong nửa đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023, theo WindEurope.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, xu hướng này có thể sớm đảo ngược. Việc lắp đặt điện gió ở Đức dự kiến sẽ phục hồi vào cuối năm nay, một phần nhờ vào việc sửa chữa tuyến đường cao tốc A27, đây là con đường chính để vận chuyển các linh kiện tuabin gió. Tuyến đường này đã bị đóng một phần trong nửa đầu năm nay do sự cố sập một đường hầm nước.

Còn tại Hoa Kỳ, việc lắp đặt điện gió dự kiến sẽ tăng tốc khi các nhà phát triển dự án gấp rút hoàn thành công việc trước khi có những thay đổi về chính quyền vào năm tới sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11.

Câu chuyện về sự mở rộng công suất điện gió cũng rất khả quan ở châu Á. Công suất điện gió ở đây đã tăng hơn 19% trong năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất ở châu lục này kể từ năm 2020.

Trung Quốc là động lực chính của xu hướng này. Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã lắp đặt các tuabin điện gió với công suất 39.000 MW, tăng 17% so với năm 2023.

Mặc dù sự lạc quan về tiềm năng của điện gió đã suy giảm trong những năm gần đây, nhưng dự báo về gia tăng sản lượng trong những tháng tới và sự mở rộng công suất dự kiến vào năm 2025 có thể báo trước những thay đổi tích cực trong lĩnh vực này của thị trường năng lượng.

Mai Hương dịch – Nguồn: Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Tin cùng chuyên mục

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho thị trường Việt Nam