Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Năm 2025, ngành điện hạt nhân và năng lượng tái tạo được xem là giải pháp bền vững, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Từ A0 tới NSMO: Sứ mệnh trái tim của ngành điện Hiến máu tình nguyện, nét đẹp văn hóa ngành điện Sơn La EVNCPC lan tỏa nghĩa tình ngành điện đến đảo xa

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), kể từ năm 2010, nhu cầu điện toàn cầu tăng trung bình 2,7% mỗi năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng tổng thể. Sự gia tăng này đến từ quá trình điện khí hóa mạnh mẽ trong các lĩnh vực hộ gia đình, giao thông, công nghiệp và thương mại. Báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới 2024 (WEO 2024) của IEA đã đưa ra 3 kịch bản phát triển năng lượng chính, mỗi kịch bản phản ánh các lộ trình ứng phó với biến đổi khí hậu khác nhau.

3 kịch bản năng lượng và sự thay đổi trong nhu cầu điện

Kịch bản “Chính sách hiện có” (STEPS) giả định duy trì các chính sách hiện tại, dẫn đến mức tăng nhiệt độ toàn cầu 2,4°C vào năm 2100. Trong khi đó, kịch bản “Cam kết đã công bố” (APS) kỳ vọng thực hiện toàn diện các mục tiêu khí hậu của Chính phủ, hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 1,7°C. Kịch bản tham vọng nhất là “Net Zero 2050” (NZE), hướng đến việc giảm phát thải CO2 ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ, giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C.

sự hồi sinh của năng lượng hạt nhân có tiềm năng mở ra một kỷ nguyên mới. Ảnh: Itellinews.
Sự hồi sinh của năng lượng hạt nhân có tiềm năng mở ra một kỷ nguyên mới. Ảnh: Itellinews.

Trong kịch bản STEPS, nhu cầu điện toàn cầu dự báo sẽ tăng gần gấp đôi, từ mức 26.000 TWh năm 2023 lên 50.000 TWh vào năm 2050. Từ nay đến năm 2035, mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 1.000 TWh mỗi năm, tương đương với việc thêm một quốc gia như Nhật Bản vào mạng lưới tiêu thụ điện toàn cầu mỗi năm. Các lĩnh vực mới như trung tâm dữ liệu và số hóa tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nhu cầu điện tăng cao.

WEO 2024 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo đủ công suất để đáp ứng nhu cầu điện cao điểm, đồng thời quản lý sự biến động trong cung - cầu năng lượng tái tạo. Nhu cầu điện cao điểm dự kiến tăng nhanh hơn nhu cầu điện nói chung, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi và đang phát triển. Sự phụ thuộc vào năng lượng tái tạo gia tăng khiến khả năng mất cân bằng cung - cầu trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong các mùa cao điểm sử dụng điện cho sưởi ấm và làm mát.

Để thích ứng, các giải pháp thông minh như đồng hồ đo điện thông minh, biểu giá động và công nghệ lưu trữ dài hạn như pin và hydro dự báo sẽ đóng vai trò thiết yếu. IEA ước tính công suất pin bổ sung trong kịch bản STEPS đạt hơn 1.700 GW vào năm 2035. Đồng thời, đầu tư vào lưới điện và lưu trữ pin sẽ tăng lần lượt 70% và gần gấp ba lần vào năm 2030.

Nhiên liệu hóa thạch vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng giảm dần

Hiện nay, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm phần lớn sản lượng điện toàn cầu. Từ năm 2010 - 2023, điện sản xuất từ than tăng 23%, trong khi từ khí đốt tăng 36%. Tuy nhiên, sản lượng điện từ than toàn cầu dự kiến giảm hơn 10% vào năm 2030 trong kịch bản STEPS, trong khi sản lượng điện từ khí đốt tăng nhẹ 5%. Ở các nền kinh tế tiên tiến, việc sử dụng than dự kiến giảm 50% và khí đốt giảm 15% vào năm 2050. Tổng thể, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong sản lượng điện toàn cầu giảm từ 60% năm 2023 xuống chỉ còn 19% vào năm 2050.

Trong khi đó, điện hạt nhân được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn, tăng từ mức 9% năm 2023 lên gần 15% vào năm 2050, nhờ việc kéo dài tuổi thọ các nhà máy hiện có và xây dựng thêm các lò phản ứng mới. Tổng công suất điện hạt nhân toàn cầu dự kiến đạt 647 GW vào năm 2050, tăng từ mức 416 GW năm 2023.

Năng lượng tái tạo: Trụ cột cho tương lai

Năng lượng tái tạo dự kiến là động lực chính trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đến năm 2030, sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu có thể tăng gần gấp đôi so với năm 2023, chủ yếu nhờ vào năng lượng mặt trời và gió. Điện mặt trời dự kiến tăng thị phần từ 5% năm 2023 lên 17% năm 2030 và 37% vào năm 2050, trong khi năng lượng gió tăng từ 8% lên 21% vào năm 2050.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi hiện tại vẫn chưa đạt kỳ vọng. Để ngành điện có thể dẫn đầu trong mục tiêu phát thải ròng bằng 0, cần đẩy mạnh các công nghệ phát thải thấp như lò phản ứng mô-đun nhỏ, công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCUS), cùng các giải pháp năng lượng tái tạo từ hydro và amoniac. Đến năm 2035, các nguồn phát thải thấp này dự kiến cung cấp thêm 1.100 TWh điện, trở thành trụ cột trong chiến lược khử carbon.

Khí đốt tự nhiên: Nhu cầu tăng nhưng thiếu bền vững

Mặc dù nhu cầu khí đốt tự nhiên giảm trong vài năm gần đây, nguồn năng lượng này vẫn đóng vai trò linh hoạt trong việc tích hợp điện gió và mặt trời. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu khí đốt được đánh giá là không bền vững. Theo STEPS, hệ số công suất trung bình của các nhà máy điện khí giảm từ 36% năm 2023 xuống 26% năm 2035 tại các nền kinh tế tiên tiến. Việc chuyển đổi từ dầu sang khí tại Trung Đông và từ than sang khí tại Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á có thể thúc đẩy nhu cầu khí đốt tăng đột biến trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, khí đốt đối mặt với áp lực từ năng lượng tái tạo và các lựa chọn phát thải thấp.

WEO 2024 đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Trong đó, điện khí hóa, năng lượng tái tạo và các công nghệ phát thải thấp sẽ là những yếu tố cốt lõi để đạt được mục tiêu giảm phát thải và đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, thách thức lớn vẫn nằm ở việc cân bằng giữa nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu cung - cầu năng lượng sạch.

Hiện tại, thế giới nói chung vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để phát điện. Từ năm 2010 - 2023, sản lượng điện từ than tăng gần 2.000 TWh (+23%), trong khi sản lượng điện từ khí đốt tăng hơn 1.700 TWh (+36%). Nhu cầu điện tăng vượt xa mức mở rộng năng lượng sạch.

Ở các nền kinh tế mới nổi (như Ấn Độ và Indonesia), than được dự báo vẫn là xương sống của ngành sản xuất điện, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không giảm và vẫn ở mức gần như hiện tại cho đến năm 2030 theo kịch bản STEPS.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phụ tải điện có thể tăng 14%, EVN sẵn sàng ứng phó

Phụ tải điện có thể tăng 14%, EVN sẵn sàng ứng phó

Theo dự báo, phụ tải điện trong những tháng sắp tới có thể tăng trên 14%, hiện EVN đã chuẩn bị các giải pháp để đảm bảo cung cấp điện cho đất nước.
PC Lào Cai chuyển đổi số - hạn chế lừa đảo trong thanh toán tiền điện

PC Lào Cai chuyển đổi số - hạn chế lừa đảo trong thanh toán tiền điện

Lừa đảo giả danh nhân viên điện lực ngày càng tinh vi, khiến nhiều khách hàng rơi vào bẫy, để hạn chế thực trạng này, PC Lào Cai đã đẩy mạnh chuyển đổi số.
Nhiệt điện Hải Phòng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Nhiệt điện Hải Phòng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp luôn kiên định với tiêu chí đảm bảo sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Khung giá bán lẻ điện bình quân mới nhất năm 2025: Cao nhất là 2.444,09 đồng/kWh

Khung giá bán lẻ điện bình quân mới nhất năm 2025: Cao nhất là 2.444,09 đồng/kWh

Ngày 31/3/2025, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân

Tin cùng chuyên mục

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Hợp tác khí tượng để phát triển năng lượng tái tạo

Hợp tác khí tượng để phát triển năng lượng tái tạo

Sáng ngày 2/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Giá bán lẻ điện được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Giá bán lẻ điện được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định tại Nghị định số 72/2025/NĐ-CP, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn hơn 6.067 tỷ đồng

Hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn hơn 6.067 tỷ đồng

Theo Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 6.067,2 tỷ đồng.
Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Gameshow Kilowatt mùa 2, sân chơi giúp học sinh trang bị kiến thức, lan tỏa thông điệp về tiết kiệm điện, an toàn điện và bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Trận động đất tại Myanmar dù không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, song nó cũng là hồi chuông về an toàn các công trình hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện.
Lấy ý kiến dự thảo quy chuẩn quốc gia về công trình thủy điện

Lấy ý kiến dự thảo quy chuẩn quốc gia về công trình thủy điện

Triển khai Luật Điện lực, Bộ Công Thương tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về công trình thủy điện.
Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Chiều 31/3, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2025.
EVNCPC đảm bảo cung cấp điện ổn định trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5

EVNCPC đảm bảo cung cấp điện ổn định trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5

EVNCPC đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 phục vụ các sự kiện quan trọng khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Doanh nghiệp Đồng Nai đã kiến nghị với Đoàn khảo sát của Quốc hội tháo gỡ một số vướng mắc trong thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Phát triển hydro xanh đình trệ ở hầu hết mọi nơi tại Australia. Vậy câu hỏi là tại sao chính phủ nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy nó.
Bước nhảy vọt năng lượng mặt trời: Bài học từ EU

Bước nhảy vọt năng lượng mặt trời: Bài học từ EU

Năm 2024, năng lượng mặt trời chiếm 11% tổng sản lượng điện của Liên minh châu Âu (EU) và lần đầu tiên vượt qua than đá, Việt Nam học được gì?
Sản xuất nhiên liệu hàng không sạch chậm tiến độ

Sản xuất nhiên liệu hàng không sạch chậm tiến độ

Việc mở rộng sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang bị chậm tiến độ so với mục tiêu năm 2030 do chi phí cao và tình hình kinh tế bất ổn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tại cuộc họp giao ban về dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Chùm ảnh: Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 28/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban về dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Bộ Công Thương họp tiến độ dự án 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên

Bộ Công Thương họp tiến độ dự án 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên

Sáng 28/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã họp với các đơn vị liên quan về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai -Vĩnh Yên.
Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ngày 26/3, Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Đề xuất thời gian, mức tăng giảm giá điện

Đề xuất thời gian, mức tăng giảm giá điện

Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (gọi tắt là giá điện).
Vì sao doanh nghiệp Na Uy quan tâm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Vì sao doanh nghiệp Na Uy quan tâm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Na Uy đẩy mạnh đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ chính sách, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác năng lượng tái tạo bền vững.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Mobile VerionPhiên bản di động