Thứ hai 23/12/2024 09:02

Điểm tên 3 thị trường mua nhiều gạo nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2023

10 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo thu về gần 4 tỷ USD, trong đó Philippines, Indonesia, Trung Quốc là 3 thị trường mua nhiều gạo nhất của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023 cả nước xuất khẩu 635.102 tấn gạo, kim ngạch đạt 406,76 triệu USD, tăng 4,9% về lượng, tăng 7,7% về kim ngạch so với tháng 9/2023. Tính hết tháng 10 cả nước xuất khẩu hơn 7,05 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 3,95 tỷ USD, tăng 15,9% về lượng, tăng 34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu gạo

Về thị trường, Philippines tiếp tục dẫn đầu với gần 2,63 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,41 tỷ USD, chiếm 37,3% về lượng và chiếm 35,7% về kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023.

Indonesia đứng thứ 2 với gần 1,03 triệu tấn, kim ngạch đạt 554,63 triệu USD, chiếm trên 14% về lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc với 883.967 tấn, kim ngạch 510,63 triệu USD, chiếm gần 13% về lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt được mức cao so với các nước xuất khẩu quan trọng khác. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 653 USD/tấn, của Thái Lan là 561 USD/tấn, của Pakistan là 563 USD/tấn; giá gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 643 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 525 USD/tấn, của Pakistan là 483 USD/tấn.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định, giá gạo của Việt Nam xuất khẩu trong năm 2024 vẫn ở mức cao và không thể giảm xuống dưới 640 - 650 USD/tấn. Bởi, lượng lúa gạo trên toàn cầu đang dần dần khan hiếm, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống Philippines, /chu-de/ereablue-chuoi-ban-le-dien-may-cua-the-gioi-di-dong-o-indonesia.topic hay Trung Quốc để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và dự trữ vẫn cao.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - cho rằng, trường hợp Ấn Độ vẫn duy trì lệnh cấm gạo cho đến nửa đầu năm 2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao và không dưới 650 USD/tấn.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt - cho biết, đến hết tháng 10, sản lượng lúa cả nước đã thu hoạch khoảng 39 triệu tấn. Dự kiến sản lượng cả năm 2023 ước đạt trên 43 triệu tấn lúa, tăng khoảng 452.000 tấn so với năm 2022. Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng lúa sẽ bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và một phần cho xuất khẩu.

Còn theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước tín hiệu tích cực từ thị trường, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn hàng Thái Lan, Ấn Độ,...

Dựa theo nhu cầu thế giới và lợi thế sản xuất ba tháng/vụ lúa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã linh hoạt trong tổ chức vụ Hè Thu, Thu Đông, tăng diện tích canh tác ở những nơi đủ điều kiện. Với 85 - 90% giống cho năng suất và chất lượng cao, sản lượng lúa năm 2023 dự kiến đạt 43 triệu tấn.

Ngoài cung ứng cho thị trường nội địa, chế biến, chăn nuôi, dự trữ, giống, Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.

Với đà xuất khẩu như hiện nay, dự kiến cả năm 2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu xấp xỉ 8 triệu tấn gạo, thu về khoảng 4,5 tỉ USD.

Tuy xuất khẩu gạo tăng mạnh cả về lượng và giá nhưng theo ông Phùng Đức Tiến, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo chưa nhiều, trong khi đây là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi ngành hàng. Do đó, tới đây bộ cùng hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân... tập trung vào liên kết ngành hàng lúa gạo để có hệ sinh thái bền vững.

Số liệu của Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2023 - 2024, dự kiến cả nước gieo trồng khoảng gần 3 triệu ha, giảm 10 nghìn ha so với vụ trước. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến tăng 113 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2022, đạt 20,119 triệu tấn. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long vụ Đông Xuân diện tích gieo sạ 1,475 triệu ha, năng suất ước đạt 72,24 tạ/ha và sản lượng khoảng 10,7 triệu tấn.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024