Thứ sáu 16/05/2025 01:51

Đắk Lắk: Bảo tồn giai điệu cồng chiêng của đồng bào Êđê, M’nông

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk lên kế hoạch sưu tầm 7 bài chiêng truyền thống của đồng bào Êđê, M’nông tại các địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị sẽ phối hợp với UBND huyện và Phòng Văn hóa Thông tin các huyện Lắk, Cư M’Gar, Krông Ana, Buôn Đôn nhằm khảo sát, sưu tầm, ghi âm, ghi hình 7 bài chiêng truyền thống của đồng bào Êđê, M’nông tại địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk lên kế hoạch sưu tầm 7 bài chiêng truyền thống của đồng bào Êđê, M’nông tại các địa phương.

Theo đó, Sở sẽ tiến hành thực hiện sưu tầm, ghi âm, ghi hình 7 bài chiêng truyền thống cụ thể:

Tại huyện Lắk khảo sát thực tế 2 bài chiêng truyền thống của M’nông: Bài chiêng Chưng Rlẽ trong nghi lễ cưới xin và Bài chiêng Siêng Dơng Kriêng trong nghi lễ kết nghĩa và lễ mừng thọ.

Tại huyện Cư M’gar khảo sát thực tế 2 bài chiêng truyền thống của người Êđê: Bài chiêng Knah trong nghi lễ cúng bến và Bài chiêng Knah trong nghi lễ cầu mưa.

Tại huyện Krông Ana khảo sát thực tế 2 bài chiêng truyền thống của người Êđê Bih: Bài chiêng (đội chiêng nữ) trong nghi lễ đón khách và tiễn khách và Bài chiêng (đội chiêng nữ) trong nghi lễ mừng lúa mới.

Tại huyện Buôn Đôn khảo sát thực tế 1 bài chiêng truyền thống của người Êđê hoặc M’nông trong nghi lễ, lễ hội truyền thống. Đồng thời, tổ chức ghi âm, ghi hình, quay phim tại các huyện Lắk, Cư M’Gar, Krông Ana, Buôn Đôn.

Đây là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển sâu rộng, phục vụ hiệu quả nhu cầu, đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên