Thứ bảy 26/04/2025 01:20

Đặc sản mật ong Tây Bắc 'phủ sóng' Sàn Việt

Với việc xuất hiện trên Sàn Việt, mật ong Phổng Lái – đặc sản núi rừng Tây Bắc “phủ sóng” rộng rãi trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng.

Vị ngọt tinh túy từ núi rừng

Là sản phẩm đặc trưng của Hợp tác xã (HTX) ong Phổng Lái, mật ong Phổng Lái là niềm tự hào của người dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Nằm dưới chân đèo Pha Đin, khu vực này được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa và hệ thống thực vật phong phú, là điều kiện thuận lợi nhất cho nghề nuôi ong.

Thành lập vào tháng 8/2018, HTX ong Phổng Lái ban đầu có 13 thành viên. Sau hơn 5 năm, hợp tác xã mở rộng quy mô, tăng số lượng đàn ong lên hơn 1.000 đàn.

HTX ong Phổng Lái không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các thành viên, giúp họ làm giàu kiến thức và nâng cao tay nghề, từ đó, nâng cao chất lượng và sản lượng mật ong được sản xuất.

Xác định không chạy theo số lượng mà khẳng định thương hiệu bằng chất lượng, quá trình nuôi và thu hoạch mật ong được áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, từ giai đoạn nuôi, thu hoạch đến đóng gói, giúp mật ong giữ được độ tươi ngon, tác dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sản phẩm mật ong của HTX ong Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La) được công nhân sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Văn Ngọc

Mật ong Phổng Lái được sản xuất từ những đàn ong khỏe mạnh, chăm sóc trong môi trường tự nhiên với nguồn hoa phong phú từ rừng già và các cây ăn quả. Quy trình nuôi ong khoa học và tỉ mỉ đã giúp sản phẩm này sở hữu đặc tính độc đáo với vị ngọt thanh nhẹ nhàng, không gắt, đảm bảo nguyên chất và an toàn sức khỏe.

Với vị ngọt thanh, mùi hương dễ chịu và màu vàng óng đẹp mắt, mật ong Phổng Lái đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng và sức khỏe, mật ong Phổng Lái còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Việc nuôi ong dựa vào hệ sinh thái tự nhiên không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn giúp duy trì sự cân bằng trong đa dạng sinh học. Đây chính là một điểm sáng cho nỗ lực chung trong việc phát triển kinh tế xanh tại Sơn La.

Là sản phẩm từ một vùng đồi núi xa xôi ở phía Bắc, việc tiếp cận và mở rộng thị trường đối với HTX ong Phổng Lái gặp những khó khăn nhất định. Với những sự hỗ trợ của các Sở, ngành địa phương, mật ong Phổng Lái được xúc tiến thương mại mạnh mẽ thông qua các hội chợ, triển lãm… trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, nhận thấy kênh xúc tiến trực tiếp là chưa đủ, HTX ong Phổng Lái tìm hiểu và tiếp cận kênh thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng và kết nối với các đối tác. Thông qua các sàn thương mại điện tử, đặc sản từ núi rừng Tây Bắc nhanh chóng tạo được thương hiệu và “phủ sóng” trên thị trường.

Bước tiến mạnh mẽ trên Sàn Việt

Ngay khi Sàn Việt (sanviet.vn) chính thức được vận hành, với sự hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh Sơn La, HTX mật ong Phổng Lái đã đưa sản phẩm mật ong chuẩn VietGAP lên sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt.

Đây là bước đi để đón đầu xu hướng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc sản… của các địa phương, đặc biệt là những địa phương có thế mạnh về nông nghiệp như Sơn La.

Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Sơn La đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng sàn thương mại điện tử Sơn La (www.sonla.sanviet.vn). Dù mới được vận hành như sàn thương mại điện tử này đã thu hút với hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng trăm sản phẩm lên sàn.

Sàn thương mại điện tử Sơn La được tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành.

Đây là sàn thương mại điện tử được phát triển trong khuôn khổ đề án xây dựng sàn thương mại hợp nhất 63 tỉnh, thành của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương. Những sàn nhánh của các tỉnh thành như sàn thương mại điện tử Sơn La được kết nối vào một hệ thống tích hợp.

Ngoài ra, nhờ vào tính năng so sánh giá cạnh tranh và đánh giá chất lượng sản phẩm, người dùng có thể tiếp cận đầy đủ thông tin để quyết định mua hàng. Việc này không chỉ nâng cao độ tin tưởng của người tiêu dùng mà còn tăng cường mức độ phủ sóng của thương hiệu.

Sàn Việt đã giúp quảng bá hiệu quả sản phẩm mật ong Phổng Lái. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, sàn thương mại hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng các công cụ tiếp thị như phân tích dữ liệu tiêu dùng, tối ưu hóa chiến lược quảng bá và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đây chính là nền tảng để hợp tác xã phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ.

Chính điều này đã tạo nên uy tín cũng như độ lan tỏa mạnh mẽ của Sàn Việt. Nhờ đó, những sản phẩm như mật ong Phổng Lái xuất hiện trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, giúp tăng khả năng quảng bá và nâng cao doanh số bán hàng. Qua các nền tảng trực tuyến, HTX ong Phổng Lái có thể giới thiệu câu chuyện về hành trình sản xuất mật ong bền vững, tạo sự đồng cảm và tin cậy từ khách hàng.

Sự tương tác trực tiếp qua thương mại điện tử còn giúp hợp tác xã nắm bắt nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, từ đó, cải tiến và phát triển sản phẩm một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp và kinh tế số.

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic, đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức 9 lớp tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm nông sản trên nền tảng mạng xã hội (Tiktok, Zalo, Facebook) và các nền tảng thương mại điện tử trên địa bàn các huyện Yên Châu, Mộc Châu và TP. Sơn La.

Nhờ vậy, nhiều HTX, nông dân tiếp cận được công nghệ, chủ động tổ chức trong các hoạt động bán hàng trực tuyến, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử hiệu quả.

Nhiều chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã được triển khai, địa phương đã phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử; hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn livestream bán hàng trên các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước.

Quỳnh An
Bài viết cùng chủ đề: Sàn Việt

Tin cùng chuyên mục

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt