Đà Nẵng: Cần có cơ chế hỗ trợ vay vốn để phát triển điện mặt trời mái nhà

TP. Đà Nẵng đứng thứ 5/16 địa phương của Việt Nam về tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà (ĐMTMN). Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có hơn 80% trụ sở công lắp đặt ĐMTMN. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tiềm năng này mới chỉ được hiện thực hóa hơn 2%.

Nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả

Theo số liệu khảo sát, bức xạ mặt trời trung bình hàng năm tại Đà Nẵng là 4,8 kWh/m2/ngày, trong đó, lượng bức xạ mặt trời cao nhất vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, số giờ nắng của TP. Đà Nẵng xấp xỉ 2.100 h/năm. Do diện tích không lớn, nên việc TP. Đà Nẵng phát triển lắp đặt điện mặt trời mặt đất là khó khả thi. Hiện thành phố đang theo hướng thúc đẩy phát triển điện mặt trời trên mái nhà.

Đà Nẵng: Cần có cơ chế hỗ trợ vay vốn để phát triển điện mặt trời mái nhà
Với diện tích nhỏ, mật độ xây dựng lớn và là đô thị dịch vụ - công nghiệp, TP. Đà Nẵng phù hợp và có tiềm năng phát triển ĐMTMN, tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả

Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng lý thuyết về tổng diện tích khả năng lắp đặt ĐMTMN tại TP. Đà Nẵng là 1.285 km2, với tổng 1.140 MWp, điện năng tạo ra hàng năm là hơn 3 triệu MWh. Tuy nhiên, trên thực tế lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà của TP. Đà Nẵng trong thời gian qua còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.

Ông Lê Văn Phú - Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) - cho biết, đến tháng hết 9/2020, tổng công suất lắp đặt ĐMTMN đạt 26,5 MWp, chỉ mới được hơn 2% tiềm năng kỹ thuật. Trong khi đó, khả năng đấu nối, giải tỏa công suất của PC Đà Nẵng lên tới 1.800 MWp; cùng với đó, hiện PC Đà Nẵng đang tiếp tục có kế hoạch nâng cấp hệ thống lưới điện để đến năm 2035, ĐMTMN đáp ứng được 5,62% tổng điện thương phẩm trên toàn thành phố. Tiềm năng để các hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển ĐMTMN là rất lớn.

Theo ông Thái Việt Hùng - Trưởng phòng Quản lý năng lượng Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, “nút thắt” lớn nhất trong phát triển ĐMTMN tại Đà Nẵng chưa tương xứng với tiềm năng đó là thiếu cơ chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ĐMTMN của cấp có thẩm quyền còn hạn chế. "Ngay chính chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị còn nhiều lúng túng, vướng mắc trong việc hỗ trợ phát triển ĐMTMN", ông Hùng cho hay và cho biết thêm, cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời ở cấp Trung ương chưa điều chỉnh kịp thời theo tình hình thực tế; khi ban hành thì thời hiệu chính sách ngắn, không mang tính ổn định lâu dài nên chưa khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời nói chung, ĐMTMN nói riêng. Bên cạnh đó, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật chung hướng dẫn về thiết bị công nghiệp, lắp đặt, đầu nối và vận hành hệ thống điện mặt trời; kiểm định đánh giá, chứng nhận chất lượng thiết bị của hệ thống điện mặt trời.

Một khó khăn nữa hạn chế phát triển ĐMTMN đó là vốn đầu tư ban đầu tương đối nhiều và thời gian thu hồi vốn chậm. Bà Nguyễn Thị Thu - Quản lý dự án Phát triển năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng - cho biết, theo khảo sát của dự án, các doanh nghiệp và người dân đều cho biết họ nhận thấy được lợi ích thiết thực của lắp đặt điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên, khó khăn nhất là nguồn vốn để đầu tư phát triển loại hình này.

Đà Nẵng: Cần có cơ chế hỗ trợ vay vốn để phát triển điện mặt trời mái nhà
Cần có cơ chế cụ thể, chính sách lâu dài, bền vững để khuyến khích phát triển ĐMTMN

Cần có cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển ĐMTMN

Theo bà Cécile Leroy - Quản lý chương trình phái đoàn EU tại Việt Nam, đến năm 2030, 75% phát thải khí nhà kính sẽ xuất phát từ ngành năng lượng, vì vậy, việc giảm phát thải trong lĩnh vực này là rất quan trọng. “Dự án điện năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng cho thấy khả năng hiện thực hóa các dự án điện mặt trời chứ không phải chỉ nằm trên lý thuyết và mong muốn khai thác”, bà Cécile Leroy nói và cho biết thêm tác dụng của việc lắp đặt năng lượng mặt trời không chỉ giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp giảm nhiều chi phí tiền điện cho các hộ lắp đặt.

Tại TP. Đà Nẵng, triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, thành ủy Đà Nẵng xác định tiếp tục phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới đã được khảo sát, đánh giá, lập dự án và đưa vào quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới chiếm hơn 5% tổng cung năng lượng sơ cấp trên toàn địa bàn thành phố; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển các dự án sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới.

Để khai khác hiệu quả tiềm năng ĐMTMN, TP. Đà Nẵng ưu tiên khuyến khích phát triển ĐMTMN tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng. Có cơ chế phát triển ĐMTMN trong giai đoạn 2020 - 2025 đạt 80 - 90% trên tổng số các trụ sở công tại địa bàn TP. Đà Nẵng. Khuyến khích doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà xưởng, công suất lắp đặt trong giai đoạn 2020 – 2025 đạt 22 MW, đến năm 2030 đạt 44 MW, 50% diện tích mái hiện có diện tích từ 5.000 m2 trở lên lắp đặt điện mặt trời.

“Theo định hướng, đến năm 2025, sẽ có hơn 80% cơ sở công tại TP. Đà Nẵng lắp đặt ĐMTMN. Như vậy, rõ ràng TP. Đà Nẵng đã có sự quan tâm và đánh giá cao tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời. Và thực tế tiềm năng còn rất lớn”, bà Thu nói và cho rằng để nhân rộng hơn nữa mô hình cần có cơ chế chính sách hỗ trợ về mặt tài chính và đặc biệt cần sự phối hợp với các ngân hàng thương mại để các cơ sở công cũng như các hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay với cơ chế ưu đãi hơn. “Khi làm việc với các cơ sở công và các hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy họ rất mong muốn đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời và mong muốn có cơ chế hỗ trợ về vay vốn để thực hiện được dự án”, bà Thu nói.

Bên cạnh đó, ở góc độ chuyên gia, bà Thu cho rằng, để thúc đẩy phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà, Chính phủ, Bộ Công Thương cần có cơ chế giá điện mang tính ổn định, có tính dài hạn hơn để người dân, doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư hệ thống. “Vòng đời của mỗi dự án điện năng lượng mặt trời khoảng 20 năm. Tuy nhiên cơ chế giá điện hiện mới chỉ 1 năm, 2 năm hay tối đa 5 năm. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế giá điện lâu dài, có tầm nhìn và dài hơi hơn”, bà Thu đề xuất.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đồng Nai tăng 5,1% so với cùng kỳ, đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng ghi nhận tăng 7,88% so với cùng kỳ.
Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Triển lãm Quốc tế Vải cao cấp - Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Bền vững hay lợi nhuận?"
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Gần 1/3 khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ và lâm sản… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Quý I/2024, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động