Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh |
Lĩnh vực xuất nhập khẩu
Trên báo Tin tức: "Giảm tối đa thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Lạng Sơn".
Thời điểm đầu tháng 4/2025, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn diễn ra sôi động với khoảng 1.600 phương tiện được thông quan mỗi ngày. Các lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu của tỉnh đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để hàng hóa được thông quan nhanh chóng, thuận tiện.
Trên báo Bnews có bài: "Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á"
Nhà phân tích cao cấp Tetsuya Kaneko tại Viện nghiên cứu Marubeni cho biết: “Vì gạo là lương thực chính ở Đông Nam Á, giá gạo ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân”. Nhà phân tích này nói thêm rằng: “Với xu hướng các nước nhập khẩu cải thiện khả năng tự cung tự cấp, khối lượng xuất khẩu từ các nước như Thái Lan và Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực giảm trong trung và dài hạn”.
Nhật Bản, quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu gạo lịch sử, đã tổ chức một hội chợ thực phẩm quốc tế vào tháng Ba vừa qua, nơi Chính phủ Thái Lan quảng bá gạo của mình. Tuy nhiên, khác với Thái Lan và Việt Nam nơi gạo hạt dài là loại phổ biến Nhật Bản chủ yếu tiêu thụ các giống gạo hạt ngắn. Sự khác biệt này là một yếu tố chính giải thích cho phần lớn sự chênh lệch giữa ba thị trường.
Lĩnh vực hội nhập quốc tế
Trên báo Đầu tư có bài: "Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025".
Sau 2 năm tổ chức thành công, chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2025" tiếp tục được Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. HCM tổ chức vào tháng 9 tới.
Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Vietnam International Sourcing và Diễn đàn xuất khẩu 2025 dự kiến được tổ chức từ 4 - 6/9/2025 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương), Viet Nam International Sourcing 2025 là một trong những giải pháp được đánh giá đem lại những kết quả tích cực đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Lĩnh vực thương mại điện tử
Thời báo VTV đăng tải thông tin: "Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu".
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 20-22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam khi sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.
![]() |
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, nhiều ngành hàng của Việt Nam đang tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để giữ đà tăng trưởng. Ảnh minh họa. |
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, có 53% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử. Doanh thu xuất khẩu qua kênh bán hàng này chiếm khoảng 10-20% và đang có nhiều tín hiệu tốt khi người tiêu dùng quốc tế ngày càng tăng đặt hàng.
Theo Bộ Công Thương, đã có hơn 350.000 nhà bán hàng Việt Nam tham gia bán hàng toàn cầu trên nền tảng Shopee, quảng bá hơn 15 triệu sản phẩm đến thị trường quốc tế. Hơn 17 triệu sản phẩm Made in Vietnam đã được bán qua sàn Amazon, giá trị xuất khẩu tăng 50%.