Thứ bảy 10/05/2025 15:34

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ điều tra rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu (ER01.SG06).

Ngày 13/8, Cục Phòng vệ thương mại (cơ quan điều tra) xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định yêu cầu điều tra rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu.

Ảnh minh họa

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát hoặc không rà soát vụ việc.

Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm: Xác định dấu hiệu gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Thông tin về tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Thông tin về điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự, hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá nêu trên cung cấp các thông tin sau: Thông tin về doanh nghiệp; Công suất thiết kế và sản lượng của phân bón DAP và MAP trong các năm: 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019; Ý kiến về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); Và bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà doanh nghiệp cho rằng liên quan đến vụ việc. Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là ngày 27/8/2019.

Trước đó, ngày 2/3/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với phân bón DAP, MAP nhập khẩu (thời hạn có hiệu lực của Quyết định là đến hết ngày 6/3/2020 nếu không gia hạn (SG06). Ngày 31/5/2019, Cơ quan điều tra đã thông báo công khai về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ nêu trên. Ngày 2/7/2019, Cục PVTM đã nhận được Hồ sơ yêu cầu từ Công ty Cổ phẩn DAP -Vinachem và Công ty Cổ phần số 2 – Vinachem.

Mọi thông tin liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị gửi về: Phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ; Cục Phòng vệ thương mại - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Cán bộ phụ trách: Chu Thị Hoa; Điện thoại: (024) 7303.7898 máy lẻ 128; Email: hoact@moit.gov.vn; giangphg@moit.gov.vn.
Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O