Thứ tư 16/04/2025 23:47

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu theo hình thức hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Cụ thể, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 02/6/2023, Ủy ban Tự vệ (Committee on Safeguards) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo về việc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu theo hình thức hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu thêm 1 năm (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/06/2024).

Theo kết luận này, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng ngành sản xuất nội địa sẽ tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng nếu không gia hạn biện pháp; các nhà sản xuất thép EU vẫn đang thực hiện điều chỉnh để thích nghi với sự gia tăng nhập khẩu thép. Vì vậy, việc gia hạn các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu là cần thiết.

EC tiếp tục duy trì cách thức phân bổ hạn ngạch kết hợp giữa phân bổ hạn ngạch riêng theo từng nước và hạn ngạch chung cho các nước còn lại. Thuế ngoài hạn ngạch là 25%. Lượng hạn ngạch không chịu thuế tiếp tục tăng 4% so với giai đoạn 01/7/2021 - 30/6/2023.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Việt Nam bị áp dụng TRQ chung với các nước khác theo từng quý đối với 8 nhóm sản phẩm bao gồm: nhóm 1 (tấm thép cán nóng); nhóm 3B (tấm thép kỹ thuật điện); nhóm 4A, 4B (tấm thép mạ), nhóm 5 (tấm thép mạ phủ hữu cơ), nhóm 9 (tấm thép cán nguội không gỉ), nhóm 25B (các loại ống thép lớn); nhóm 26 (các loại ống thép khác).

Đối với các nhóm sản phẩm thép khác, Việt Nam được loại trừ theo tiêu chí nước đang phát triển có thị phần nhập khẩu không đáng kể (dưới 3%). Các nước liên quan có thể yêu cầu tham vấn với EU trong thời gian từ ngày 05/6/2023 đến ngày 13/6/2023. Trường hợp thị phần nhập khẩu một nhóm sản phẩm thép khác từ Việt Nam vào EU vượt quá 3%, nhóm này sẽ bị đưa vào danh sách áp dụng TRQ trong các lần rà soát hành chính hàng năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng không được áp dụng hạn ngạch riêng đối với nhóm nào.

Trước đó, ngày 26/03/2017, EC khởi xướng điều tra tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu. Ngày 18/7/2018, EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với việc nhập khẩu một số sản phẩm thép được phân loại theo 23 danh mục sản phẩm trong thời gian 200 ngày. Ngày 02/02/2019, EC áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với 26/28 danh mục sản phẩm bị điều tra. Thuế suất ngoài hạn ngạch là 25%, hạn ngạch áp dụng khác nhau tùy thuộc loại sản phẩm và xuất xứ.

Ngày 1/7/2020, hạn ngạch không chịu thuế được tăng thêm 5%. Biện pháp này có hiệu lực cho đến ngày 30/6/2021. Sau thời hạn 3 năm, EU tiếp tục gia hạn lần đầu đối với biện pháp tự vệ này nhưng nới lỏng bằng cách tăng mức độ hạn ngạch thuế quan cho tất cả các nhóm lên 4% cho thời kỳ 01/7/2022 - 30/6/2023 và 01/7/2023 - 30/6/2024.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu thép theo dõi lượng nhập khẩu để đảm bảo các lô hàng xuất khẩu phù hợp với mức hạn ngạch còn lại khi xuất khẩu sang EU.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam