Thứ năm 28/11/2024 16:04

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: “Bộ Tài chính đang mở cửa trước, nhưng đóng cửa sau!”

Ông Vũ Vinh Phú khẳng định, Bộ Tài chính đồng ý tăng chi phí và phụ phí xăng dầu, song đề nghị Bộ Công Thương không làm tăng giá cơ sở là mâu thuẫn.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã khẳng định như vậy với phóng viên Báo Công Thương.

Thưa ông, sau rất nhiều lần Bộ Công Thương, Hiệp hội Xăng dầu đề xuất sang Bộ Tài chính song chưa được chấp thuận, đến chiều 7/10, Liên Bộ Tài Chính – Công Thương đã quyết định tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước trong giá cơ sở xăng dầu vào kỳ điều hành 11/10 tới. Ông đánh giá như thế nào về quyết định này của liên bộ trong bối cảnh doanh nghiệp xăng dầu đang gặp rất nhiều khó khăn?

Vừa qua, 36 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có đơn kiến nghị lên Thủ tướng về việc không tính đúng, tính đủ chi phí trong giá cơ sở, dẫn đến doanh nghiệp phải chịu tình trạng giá mua cao hơn bán ra. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số thời điểm đứt gãy nguồn cung, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước.

Ông Vũ Vinh Phú

Trong bối cảnh đó, được biết, Bộ Công Thương và Hiệp hội Xăng dầu đã có nhiều lần gửi văn bản sang Bộ Tài chính đề nghị tính đúng, tính đủ chi phí giá xăng dầu. Đến chiều 7/10, Liên Bộ Tài Chính – Công Thương đã quyết định tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước vào kỳ điều hành 11/10 tới. Phải nói là quyết định này dù ban hành hơi chậm, song sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Liên bộ phải nhanh chóng thực hiện biện pháp này để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Mặc dù đồng ý với việc tăng mức chi phí vận chuyển và phụ phí trong giá cơ sở xăng dầu vào kỳ điều hành 11/10 tới, song trong văn bản Bộ Công Thương vào ngày 7/10, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu phương án điều hành giá để việc điều chỉnh premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu đến cảng không tác động đến giá cơ sở xăng dầu. Ông bình luận gì về đề nghị mâu thuẫn này của Bộ Tài chính, thưa ông?

Đề nghị này của Bộ Tài chính giống như “mở cửa trước nhưng lại đóng cửa sau!”.

Trong bối cảnh khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay, Bộ Tài chính phải đến tận doanh nghiệp, ghi nhận tình hình khó khăn thực tế để tính đúng, tính đủ chi phí cho doanh nghiệp. Có như thế doanh nghiệp mới có thể vận hành được. Không thể đồng ý tăng chi phí vận chuyển, nhưng lại đề nghị không được tăng giá cơ sở. Đây là yêu cầu mâu thuẫn.

Sẽ tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước trong giá cơ sở xăng dầu vào kỳ điều hành 11/10 tới

Không chỉ ở vấn đề này, mà tôi cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhiều chuyên gia đã nhiều lần có đề xuất với Bộ Tài chính về việc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu. Bởi lẽ đây là mặt hàng thiết yếu, người dân và doanh nghiệp buộc phải tiêu dùng tiết kiệm vì nó liên quan trực tiếp đến túi tiền, chi phí của mình. Không thể đánh đồng xăng dầu như thuốc lá, rượu bia để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng ý. Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng (VAT) với xăng dầu do Bộ Tài chính soạn để gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Tài chính cũng đề xuất chỉ giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng.

Trong khi đó, tại cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC+ diễn ra ngày 5/10, OPEC đã quyết định sẽ giảm sản lượng dầu tháng 11 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới. Quyết định này đã khiến giá xăng dầu thế giới những ngày gần đây tăng vọt, gây áp lực đối với việc tăng giá trong nước và mục tiêu kiểm soát CPI cuối năm. Nếu như thuế tiêu thụ đặc biệt được miễn giảm, mục tiêu kiểm soát CPI trong quý cuối năm sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều.

Có thể Bộ Tài chính lo ngại về vấn đề giảm thuế có thể tác động đến thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu tính ngược lại, doanh nghiệp được giảm thuế xăng dầu, giảm giá thành, có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, có tăng trưởng, đóng góp tốt hơn cho ngân sách nhà nước. Và việc thu thuế từ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bền vững hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu còn nhiều khó khăn và biến động như vậy, ông có những khuyến cáo gì để thị trường vận hành ổn định và bền vững hơn?

Tôi cho rằng việc điều chỉnh premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu đến cảng tuy đúng đắn trong thời điểm hiện nay song chỉ là giải pháp tạm thời, giúp giải quyết khó khăn trước mắt.

Về lâu dài, tôi cho rằng phải có một đề án về phân phối lưu thông mặt hàng xăng dầu. Phải cắt bớt các khâu trung gian để giá bán đến người dân là giá bán cạnh tranh nhất, doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu có lợi nhuận hợp lý trong chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, về lâu dài cũng cần tính tới việc đa dạng hóa các nhà đầu tư vào lĩnh vực xăng dầu, kể cả nhà đầu tư tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ sẽ tự chịu trách nhiệm về giá cả xăng dầu đưa ra thị trường, có như thế mới có được một mức giá cạnh tranh cho người tiêu dùng. Nhà nước lúc này chỉ đóng vai trò quản lý về chất lượng xăng dầu; chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước. Đồng thời, duy trì một khung giá sàn trong từng thời kỳ khi thị trường có biến động mạnh. Đặc biệt, thay thế Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay bằng xây dựng kho dự trữ xăng dầu bằng hiện vật để đảm bảo bình ổn thị trường khi có biến động mạnh trên thế giới.

Xin cảm ơn ông!

Theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do Bộ Tài chính xác định và thông báo hàng năm để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu.

Giá cơ sở xăng dầu = Giá xăng dầu nguồn nhập khẩu x Tỷ trọng % sản lượng xăng dầu nhập khẩu + Giá xăng dầu nguồn trong nước x Tỷ trọng % sản lượng xăng dầu trong nước.

Đối với giá xăng dầu nguồn nhập khẩu = Giá xăng dầu thế giới + Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam (gồm +/- Premium là yếu tố điều chỉnh giá trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu; chi phí bảo hiểm; chi phí vận chuyển; chi phí phát sinh khác) + Chi phí kinh doanh định mức + Mức trích lập Quỹ bình ổn giá + Lợi nhuận định mức + Chi phí thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) + Phí, trích nộp khác.

Giá xăng dầu nguồn trong nước = Giá xăng dầu thế giới +/- Premium (yếu tố điều chỉnh giá trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu) + Chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng + Chi phí kinh doanh định mức + Mức trích lập Quỹ bình ổn giá + Lợi nhuận định mức + Thuế, phí, trích nộp khác.

Giá xăng dầu thế giới do Bộ Công Thương xác định theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở của giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, đánh giá và tiến hành khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để xem xét, quyết định chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, Premium (định mức chi hoa hồng tính trên đơn vị lít cho doanh nghiệp đầu mối, trên cơ sở đó doanh nghiệp đầu mối sẽ tính phần hoa hồng cho doanh nghiệp bán lẻ) đối với nguồn trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có), chi phí kinh doanh định mức và thông báo để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức giá cơ sở.

Bảo Ngọc (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Tin cùng chuyên mục

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8