Gặp người tiên phong mở siêu thị quốc doanh tại Hà Nội

Cùng với hội nhập, yếu tố nội sinh của ngành thương mại vẫn còn nguyên giá trị. Đó là câu chuyện về thương hiệu và chữ tín trong kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung Ngành bán lẻ hợp tác với nông dân đưa nông sản sạch vào siêu thị Ngành bán lẻ Hà Nội: Phấn đấu loại bỏ túi ni - lông khó phân hủy

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) cũng ghi nhận quãng thời gian chuyển mình của ngành thương mại Hà Nội. Phóng viên, báo chí đã có cuộc trao đổi với người tiên phong đưa mô hình bán lẻ hiện đại vào ngành thương mại quốc doanh của Thủ đô những năm đầu hội nhập - ông Vũ Vinh Phú - Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (1999 - 2005) sau này làm Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội.

Bắt "trend" xu hướng thương mại hiện đại

Thưa ông, là người tiên phong đưa mô hình bán lẻ hiện đại vào ngành thương mại quốc doanh của Thủ đô những năm đầu hội nhập, ông có thể chia sẻ cụ thể về câu chuyện này?

Năm 1995, khi đó đang đảm nhận Bí thư Đảng ủy Công ty Bách hóa Hà Nội kiêm Phó Giám đốc Công ty, sau khi tham gia đoàn đi công tác Singapore, Malaysia, Thái Lan về tôi nhận thấy mô hình siêu thị của họ rất hay. Tại Việt Nam, khi đó, ví dụ như chúng ta đi mua đôi dép, chủ cửa hàng sẽ đưa cho khách hàng 1 chiếc dép để thử còn 1 chiếc thì cất dưới quầy. Nhưng tại Singapore, mọi người chỉ cần xách giỏ đi chọn hàng và sau đó ra thanh toán tại quầy thanh toán chỉ mất vài phút, rất tiện lợi. Vì thế, quyết định mở Trung tâm thương mại quốc doanh đầu tiên ở Thủ đô (kiểu bán hàng tự chọn) đã thôi thúc tôi phải nhanh chóng thực hiện.

Tòa nhà Hàm Cá Mập là một trong những trung tâm thương mại của thủ đô Hà Nội đã được xây dựng vào năm 1991 và hoàn thành vào năm 1993.
Tòa nhà "Hàm Cá Mập" là một trong những Trung tâm thương mại của thủ đô Hà Nội đã được xây dựng vào năm 1991 và hoàn thành vào năm 1993. (Ảnh: S.T)

Sau khi được Ban Giám đốc “bật đèn xanh,” chỉ sau 3,5 tháng, một Trung tâm thương mại quốc doanh đầu tiên được khai trương tại số 7 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm (tháng 11/1995) với hình thức bán hàng tự chọn đầu tiên của Hà Nội.

Điểm nổi bật ở đây chính là hàng hóa đa dạng, với gần 1.200 mặt hàng, từ đồ gia dụng, rau, củ quả, thực phẩm được sắp xếp bắt mắt và quyền lợi của khách hàng được phục vụ cao nhất.

Thời điểm bắt tay vào làm, chúng tôi không mường tượng nổi việc áp dụng mã vạch, mã số với hàng hóa ra sao, quy trình nhập hàng như thế nào. Chúng tôi mời kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đến giúp, họ thiết kế phần mềm quản lý nhập hàng và tiền hàng đến cuối ngày sẽ tổng kết lại.

Thời gian đầu, khi mở trung tâm thương mại, người dân Hà Nội đến rất đông do đây là mô hình rất lạ, mua bán thoải mái, hàng hóa phong phú, chỉ tội địa điểm hơi chật chội. Thậm chí, khách hàng vào mấy nghìn lượt/ngày, đến nỗi, mòn cả đá, chúng tôi phải thay. Tuy nhiên, họ đến để xem chứ không mua mấy. Dần dần lượng người xem bớt đi và lượng người mua tăng. Doanh thu các tháng sau này đã lên cả chục tỷ đồng (năm 1995-1996).

Từ thành công tại điểm bán số 7 Đinh Tiên Hoàng, chỉ sau 7 tháng, Công ty Bách hóa Hà Nội đã mở thêm một loạt các điểm bán hàng tại Giảng Võ, Thanh Xuân, hướng dẫn Intimex mở siêu thị...

Ông Vũ Vinh Phú trao đổi với phóng viên Báo Công Thương
Ông Vũ Vinh Phú trao đổi với phóng viên Báo Công Thương. (Ảnh: X.Q)

Đặc biệt, thời đó, chưa có camera giám sát nên việc quản lý hàng hóa rất khó. Khi đó, tôi đã bàn với Ban Giám đốc làm các ống nứa treo vào các góc của siêu thị (giả làm camera) cùng với sự hỗ trợ của Công an kinh tế mặc thường phục để giám sát việc mua bán hàng đã giúp giảm hẳn việc mất hàng hóa (chỉ còn 1,5 phần nghìn) khiến nhiều người đã tìm đến tôi để học học kinh nghiệm làm siêu thị.

Hầu như các siêu thị của doanh nghiệp nội đều do tôi hướng dẫn cách làm, từ đó nhân rộng ra. Đến bây giờ Hà Nội đã có hơn 100 siêu thị trong khi năm 1995-1996 chỉ một mình đơn phương độc mã cùng chợ Hôm có một điểm trung tâm thương mại của tư nhân.

Rõ ràng, sự thay đổi giữa cách làm cũ và mới là điều không dễ, đâu là yếu tố đem lại thành công tại điểm bán số 7 Đinh Tiên Hoàng, thưa ông?

Tôi cho rằng, đó chính là ở tư duy và cách quản lý của người lãnh đạo. Thời điểm đó, nhân viên Công ty Bách hóa có 45 người, nhưng với mô hình mới (giữ 1/3 từ thời bao cấp và 2/3 tuyển nhân viên thành thạo máy tính và có kỹ năng chuyên môn tốt) đã giúp năng suất lao động tại cửa hàng cao gấp 4 lần mô hình thương mại cũ. Nhờ vậy, thu nhập cán bộ và nhân viên của công ty cũng được cải thiện hơn, thậm chí còn thừa vốn cho Công ty xây lắp thương mại trong ngành thương mại vay để xây nhà kinh doanh.

Lúc đó, chúng tôi suy nghĩ đây là mô hình mới và rất văn minh nên hàng hóa càng ít khâu trung gian càng hiệu quả. Bắt tay vào làm, trong việc lựa chọn nguồn hàng, chúng tôi hầu như toàn bán hàng ký gửi, bán xong 10-15 ngày mới phải thanh toán, sau đó viết hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Như vậy, vốn không mất, chỉ mất chi phí quản lý nội bộ, chiết khấu cũng chỉ 15%, thấp hơn nhiều so với nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng.

Với quan điểm “mua tận gốc, bán tận ngọn” nên khi ấy mức chiết khấu 15% là “vỗ tay-thắng lớn rồi” vì chi phí nội bộ chỉ 5%. Để có thể làm được việc này, chúng tôi phải trực tiếp đi vào các tỉnh phía Nam để mua chè, mướp đắng về bán (cả bán lẻ, bán buôn), tức là mua hàng tận gốc không qua trung gian.

Hơn nữa, để chọn nhà cung ứng và có được hơn 1.000 mặt hàng vào bán, chúng tôi cho đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, đơn vị nào có nhu cầu và hàng hóa, nếu đạt được tiêu chuẩn, chất lượng của công ty và đủ hóa đơn chứng từ sẽ mang đến công ty theo hình thức ký gửi.

Trước khi tôi chuyển lên Sở Thương mại (năm 1999), Công ty Bách hóa đã có 368 bạn hàng (rau củ, thịt, socola…), doanh số bán tốt, 10 ngày thanh toán/lần, đội ngũ nhân viên rất chuyên nghiệp.

Ông Vũ Vinh Phú: Chúng ta cần bán hàng Và tư duy “Bán hàng như bán cho người thân của mình”
Ông Vũ Vinh Phú chia sẻ tư duy: “Bán hàng như bán cho người thân của mình”. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Đặc biệt, giá nhiều mặt hàng trong cửa hàng số 7 Đinh Tiên Hoàng còn rẻ hơn ngoài thị trường vì mặt hàng nào mua nhiều, bán nhiều giá sẽ thấp, như chè khổ qua, mướp đắng. Chủ trương của chúng tôi là cắt trung gian để giảm giá trị chứ không ép nhà cung cấp. Hơn nữa, vào siêu thị mua hàng mát mẻ, hàng đảm bảo chất lượng, được lựa chọn thoải mái, mua có hóa đơn, khiếu nại rõ ràng, ưu thế hơn hẳn so với thương mại cũ.

Mô hình Trung tâm thương mại quốc doanh đầu tiên được khai trương tại số 7 Đinh Tiên Hoàng dù tiên phong nhưng đã thành công. Sự thành công này, tôi cho rằng, đầu tiên phải xuất phát từ người lãnh đạo, có chuyên môn, kỹ năng và sâu sát với công việc, nếu nhân viên mắc khuyết điểm sẽ điều chuyển ngay. Thậm chí 1 hộp tăm cũng vào thẻ làm công khai chính trực, không gian lận. Từ đó, tạo nề nếp trong công việc từ người cũ người mới.

Xây dựng thương hiệu bằng niềm tin yêu của khách hàng

Ông có thể chia sẻ một vài câu chuyện cụ thể về công tác quản lý, xây dựng thương hiệu cũng như giữ chữ tín trong kinh doanh?

Tôi cho rằng, tính nghiêm khắc là sự cần có trong công việc, chỉ cần các đồ trong siêu thị dính bụi thì cô lao công sẽ phải tạm nghỉ mấy tiếng (nhưng chỉ nghỉ 1 lần) và sau lần đó họ làm rất trách nhiệm, mọi việc đều ngăn nắp… Thông qua đó, tạo thái độ làm việc, chất lượng hàng hóa, môi trường và văn minh thương mại trong cửa hàng, xây dựng thương hiệu Đinh Tiên Hoàng vang xa.

Gặp người Người tiên phong mở siêu thị quốc doanh tại Hà Nội
Ký ức thời làm siêu thị vẫn vẹn nguyên trong con người ông Vũ Vinh Phú - người tiên phong đưa mô hình bán lẻ hiện đại vào ngành thương mại quốc doanh của Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Hay việc một khách hàng từ Hải Phòng đến mua hàng, chẳng may làm rơi vỡ một chiếc cốc, thay vì phải đền thì chúng tôi “nhận lỗi” về phía nhân viên cửa hàng do sắp xếp chưa khoa học. Thậm chí có khách hàng cao tuổi cầm 2 gói mì đến đổi trả, dù không có hóa đơn thanh toán nhưng vẫn được phục vụ tốt nhất và chỉ cần cách ứng xử văn minh như vậy đã có thể xây dựng “chữ tín” trong kinh doanh.

Tôi cho rằng, khách hàng tuyên truyền cho mình là tốt nhất không cần quảng cáo. Tôi thấm nhuần cho nhân viên về đạo đức kinh doanh, hàng có thể thiếu nhưng không thể thiếu sự trung thực, bất kỳ khiếu nại nào tự giải quyết được thì thôi còn vướng phải lên Ban Giám đốc, không để mất lòng khách hàng.

Gặp người Người tiên phong mở siêu thị quốc doanh tại Hà Nội
Chiều tối ngày 5/2/2024, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức kiểm tra công tác triển khai phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Để đấu tranh giữa cái cũ cái mới, tạo văn minh thương mại, thời đó chúng tôi đã tạo ra một môi trường làm việc để các nhân viên theo guồng làm việc mới, những cán bộ có tuổi có thể bố trí làm thủ quỹ thay vì phải trực tiếp bán hàng…

Ngày 30 Tết, lãnh đạo còn trực tiếp xuống cửa hàng động viên anh em, doanh số cứ vượt 100 triệu đồng thì thủ quỹ sẽ chi thưởng trực tiếp 20.000 đồng - người thực việc thực, đánh vào tinh thần và vật chất để động viên anh em, nên họ làm suốt ngày đêm.

Năm 1999, tôi chuyển công tác lên Sở Thương mại giữ chức Phó Giám đốc Sở Thương mại (phụ trách mảng thương mại nội địa gồm chợ và siêu thị của Hà Nội), lúc đó cơ ngơi của ngành thương mại Thủ đô đã có khoảng 20 siêu thị, còn chợ dân sinh cũng lên tới vài trăm.

Câu chuyện bách hóa tổng hợp ngày trước và siêu thị, cửa hàng tiện ích bây giờ được nhận định giống một bức tranh tương phản giữa cũ và mới. Theo ông, ngành thương mại cần thích ứng thế nào với hội nhập?

Kinh tế phát triển, hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Trước cơ hội mới, ngành thương mại Thủ đô cũng đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ của nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Nhiều đại siêu thị như BiC (Thái Lan), Metro (Thái Lan); Lotte (Hàn Quốc) hay AEON (Nhật Bản) đều mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại siêu thị
Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại siêu thị. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Với sự thay đổi này, người tiêu dùng Thủ đô cũng có nhiều cơ hội để trải nghiệm mua sắm, lựa chọn các mặt hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới ngay tại sân nhà.

Song điều mà tôi trăn trở nhất chính là số lượng đại siêu thị của Việt Nam phát triển còn khiêm tốn, qui mô cũng nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI. Vì thế, với tiềm năng vượt trội và trình độ quản lý tốt cộng với nguồn tài chính lớn, đặc biệt là uy tín về thương hiệu, các siêu thị ngoại đã hút được một lượng lớn khách hàng nội địa nhờ được nhiều ưu đãi và chăm sóc tốt hơn, nguồn hàng dồi dào, đa dạng hơn.

Đặc biệt, các chợ truyền thống, nơi chiếm tới 80% thực phẩm tươi sống, rau củ quả, nhưng nhiều nơi đang xuống cấp, do vậy, tôi mong muốn sự quan tâm của cơ quan chức năng nhiều hơn nữa để tạo ra sự thay đổi lớn cho ngành thương mại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bởi thương mại là nơi đón đầu ra của sản xuất, phục vụ Nhân dân nên nhu cầu tiêu dùng rất quan trọng. Chỉ số giá ổn định là do nông nghiệp và do hệ thống phân phối phát triển tốt, do vậy cần phải chăm chút những người tạo ra của cải cho xã hội.

Gặp người Người tiên phong mở siêu thị quốc doanh tại Hà Nội
Người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Thời kỳ bao cấp, hàng hóa còn ít, phải tiến hành phân phối, việc bán tem phiếu là không tránh khỏi. Song khi kinh tế bắt đầu mở cửa, việc chuyển đổi sang một mô hình bán lẻ hiện đại ở miền Bắc cũng bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu là do một số tư nhân phía Nam mở. Chính vì vậy, việc tiên phong đưa ngành thương nghiệp quốc doanh theo mô hình hiện đại cũng là một sự thay đổi đột phá trong tư duy của những người đứng đầu ngành thương mại.

Thực tế cho thấy, với sự “cởi trói” về mặt thể chế, một số đơn vị đã mạnh dạn vay các nguồn vốn lớn hàng chục tỷ đồng để xây dựng mới hoặc nâng cấp các siêu thị, trung tâm thương mại tự chọn sau này.

Đến nay, diện mạo hệ thống, hạ tầng thương mại tại Thủ đô đã thay đổi, hiện đại hơn. Nếu giai đoạn 2010, thành phố Hà Nội chỉ có 10 trung tâm thương mại, 78 siêu thị, thì đến nay đã phát triển được 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị 455 chợ (cả đầu mối và dân sinh), hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra, có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Kết quả có được có sự những đóng góp không nhỏ của những người đặt viên gạch đầu tiên trong việc đưa mô hình bán lẻ hiện đại vào ngành thương mại quốc doanh của Thủ đô những năm đầu hội nhập. Việc này đã cho thấy một cách làm đúng hướng, giúp hệ thống thương mại của Hà Nội có bước chuyển mình, đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra sự thay đổi lớn cho ngành bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại.

Nguyễn Hạnh - Trung Thiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Nhờ chủ động trong việc mở rộng các quan hệ quốc tế, đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, Hải Dương trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Quảng Ninh vẫn nỗ lực tìm giải pháp khắc phục hạn chế để bứt phá với mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025.
Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Về hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến đột phá.
Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nắm bắt cơ hội để mở rộng hợp tác thương mại, kết nối giao thương với thị trường tỷ dân Trung Quốc, tạo ra những đột phá mới.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Với những thành công đã đạt được, Quảng Ninh đang trên đà trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hàng đầu Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Hàng trăm sản phẩm nông sản, lâm sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của các huyện miền núi sẽ hội tụ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024.
Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 (Bình Dương) được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng dự kiến thu hút các ngành công nghiệp điện tử - viễn thông, chế biến thực phẩm, dệt may.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì ổn định.
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ đón TEU thứ 1 triệu thông qua cảng trong năm 2024.
Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sáng nay (5/12), UBND thành phố Lai Châu tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Lai Châu năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 36/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính tăng gần 13%.
Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

‘Đầu tàu’ trong triển khai Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, ngành công thương Hà Nội góp sức, chung tay, kết nối, lan tỏa hàng Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động