Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực

Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,2% so với 2021. Để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc tích cực từ TW đến địa phương.
Phối hợp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Lồng ghép các nguồn lực Giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang)

Các chính sách được ban hành đồng bộ, toàn diện

Nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo… được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, và đã đạt nhiều thành tựu, nổi bật là hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được ban hành khá toàn diện.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực
Giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc tích cực từ TW đến địa phương (Ảnh minh họa)

Ở cấp Trung ương, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Để triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ các quyết định về tiêu chí huyện nghèo và phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách để tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình; phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo, thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; về giáo dục, đào tạo, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý; về văn hóa, thông tin...

Những tháng đầu năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Địa phương tích cực vào cuộc

Ngay khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc.

Điển hình như tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình, cụ thể hóa Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực
Bắc Giang đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân 1%/năm

Mục tiêu chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Giang bình quân 1%/năm, riêng tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Sơn Động giảm từ 4-5%/năm; xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia giai đoạn 2021-2025; không còn hộ nghèo là gia đình người có công với cách mạng; đến năm 2025 giảm từ 40-50% các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; giảm trên 50% các thôn, bản đặc biệt khó khăn; huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của chương trình và hoàn thành mục tiêu đề ra

Còn tại Lạng Sơn, UBND tỉnh đã có Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Lạng Sơn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo Đề án, thực hiện hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở đối với 2.092 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn 2 huyện nghèo của tỉnh là Văn Quan, Bình Gia.

Tỉnh Lạng Sơn cũng quy định rõ, đối tượng được hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 18/1/2022.

Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp: Là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2. Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác

Với tỉnh miền núi Hà Giang, thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Trung ương; Nghị quyết số 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh... Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các huyện, thành phố, ngành được giao kinh phí thực hiện dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, như:

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo (tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ 2 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng).

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững).

Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin và tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều).

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình (tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện chương trình; tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố phân công các cấp, ngành phụ trách và tổ chức thực hiện dự án, tiểu dự đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ được Trung ương và tỉnh quy định trong chương trình; UBND các huyện, thành phố được giao kinh phí thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai, định kỳ tổng hợp báo cáo cơ quan chủ trì quản lý các Dự án, tiểu dự án cấp tỉnh theo quy định của chương trình để tổng hợp báo cáo cơ quan Thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương, công tác giảm nghèo trong 2 qua trên cả nước đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%. Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Xem thêm