Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Ngành tài nguyên và môi trường: Chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực Ngành tài nguyên và môi trường: Đồng bộ cơ chế, chính sách để phát triển Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai công tác năm 2023

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường có sự tham dự, chỉ đạo của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ban, bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường không chỉ trong năm 2025, mà còn trong cả nhiệm kỳ và giai đoạn tiếp theo khi toàn ngành đang tập trung thực hiện đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết: Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thu Hường

"Trong đó, nổi bật là thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước. Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật được toàn ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, bố trí, sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng kinh tế - xã hội, các địa phương và cả nước.

Công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực. Cùng với đó, công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thu Hường

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, một số thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; chất lượng triển khai chính sách, pháp luật không đồng đều giữa các địa phương;

Nguồn lực tài nguyên ở nhiều nơi chưa được sử dụng hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, gây nên tình trạng lãng phí; việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi;

"Tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí tại các đô thị chưa được quan tâm khắc phục; công tác phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để; công tác chuyển đổi số trong ngành chưa đáp ứng với yêu cầu quản trị hiện đại. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn hạn chế"- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

Mặc dù còn một số tồn tại và hạn chế, tuy nhiên có thể khẳng định, trong năm 2024, bám sát chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của bộ, của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh Bộ có sự thay đổi, chuyển giao lãnh đạo.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy

Năm 2025, ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025 với tinh thần: Mục tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành thì phải hoàn thành; mục tiêu, nhiệm vụ nào đã hoàn thành rồi thì phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả”.

Theo đó, ngành sẽ tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ và các cơ quan chuyên môn về TN&MT tại địa phương theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW bảo đảm tiến độ, mục tiêu theo yêu cầu.

Tập trung hoàn thiện thể chế tạo đột phá thúc đẩy giải phóng nguồn lực tài nguyên, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.

Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu TN&MT với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các địa phương, bộ, ngành. Ưu tiên xây dựng, đưa vào vận hành Hệ thống thông tin đất đai tập trung, thống nhất, đa mục tiêu.

Tổ chức thực hiện tốt các đề án, nhiệm vụ thuộc Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xác định sớm nội dung, đối tượng thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2025 để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo giữa Trung ương và địa phương.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, làm sâu sắc hơn những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, giúp ngành tài nguyên và môi trường hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Trong năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành 15 văn bản, gồm: 3 Luật (Luật Đất đai năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật, cho phép Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng, kể từ ngày 01/8/2024; Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024); 2 Nghị quyết của Quốc hội về quản lý đất đai; 9 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 36 Thông tư.

Hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, bộ đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầy đủ 8/8 quy hoạch cấp quốc gia; trong đó có những quy hoạch mang tính chất nền tảng (Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia). Qua đó tạo lập hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TN&MT. Ngoài ra, bộ đã hoàn thành, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 10/15 quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Sau ngày 30/6, Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực, cấp huyện không còn, cấp xã mới đi vào vận hành. Bắt đầu từ đầu tháng 7 phải khẩn trương tiến hành đại hội cấp xã.
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng, những công trình có tính "biểu tượng" được khởi công, khánh thành sẽ góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần sớm nhân rộng ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học tại các sân bay, bến tàu, xe, bến tàu thuỷ.
Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Sáng nay, ngày 19/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tham dự lễ khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup.
Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành trung tâm Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh).

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ khánh thành Công trình làm mới đường trục ven biển ĐT.719B và Công trình đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025).
Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh giản bộ máy mới có nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực để đảm bảo quốc phòng an ninh...
Chính phủ

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

Chính phủ chốt kịch bản, thời gian tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn toàn quốc nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tại buổi tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp tiếng nói thúc đẩy quá trình đàm phán đạt kết quả tốt đẹp
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Mobile VerionPhiên bản di động