Thứ hai 23/12/2024 21:21

Chương trình khuyến công: Thu hút 9,5 tỷ đồng vốn đối ứng

Sau 20 năm, công tác khuyến công dần trở thành người bạn đồng hành, động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn phát triển và vươn lên mạnh mẽ.

Theo đánh giá từ Cục Công Thương địa phương (CTĐP), qua 20 năm triển khai, công tác khuyến công đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bức tranh phát triển của ngành công nghiệp nông thôn (CNNT). Cụ thể, giai đoạn 2003 – 2013, công tác khuyến công đã hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý cho 55.577 lượt cán bộ làm công tác quản lý của các cơ sở CNNT; hỗ trợ xây dựng được 1.154 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, sử dụng công nghệ hiện đại; hỗ trợ 2.010 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào các khâu của quá trình sản xuất; bình chọn được gần 600 sản phẩm đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực.

Giai đoạn 2014 - 2020, từ 1,7 tỷ đồng hỗ trợ, chương trình khuyến công đã thu hút 9,5 tỷ đồng vốn đối ứng của các cơ sở CNNT tham gia thụ hưởng. Đây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả đầu tư của chương trình, đặc biệt ở nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN. Trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách nhà nước thu hút được khoảng 5,5 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất Ảnh: H.L

Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, công tác khuyến công đã đồng hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vượt qua khó khăn bởi dịch Covid-19 và từ thị trường để ổn định sản xuất, kinh doanh. Trong 2 năm (2021, 2022), chương trình khuyến công đã hỗ trợ cho 23 cơ sở xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường cho 489 cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu; tổ chức bình chọn, chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cho 200 sản phẩm cấp quốc gia; 465 sản phẩm cấp khu vực.

Nhìn vào chặng đường 20 năm có thể thấy, công tác khuyến công đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh; thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, giai đoạn 2021 - 2025, hoạt động khuyến công tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể nhằm tạo động lực cho phát triển CNNT trong giai đoạn mới. Theo đó, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, , bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm CNNT và hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tập trung tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất - chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế