Thứ năm 12/12/2024 18:39

Chuối già lùn A Lưới - thương hiệu nông sản sạch, an toàn

Từ cây trồng xóa nghèo, cây chuối già lùn ở huyện vùng cao A Lưới đã khẳng định thương hiệu nông sản sạch, an toàn và là sản phẩm OCOP 3 sao của Thừa Thiên Huế.

Từ dự án phát triển sinh kế cho đồng bào…

Năm 2019 đánh dấu mốc quan trọng đối với các hộ đồng bào trồng chuối già lùn tại huyện vùng cao A Lưới bởi sản phẩm chuối già lùn A Lưới đã chính thức được đưa lên kệ hàng của siêu thị Big C với khoảng 15 tấn tiêu thụ mỗi tháng. Đây là kết quả của dự án sinh kế cộng đồng nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản của người dân A Lưới.

Chuối A Lưới là sản phẩm OCOP 3 sao

Theo đó, Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung – thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế (CRD) và Central Group Việt Nam cùng nhau ký biên bản trong Chương trình Sinh kế cộng đồng của Central Group Việt Nam, hướng đến việc cùng nhau hợp tác để hỗ trợ sinh kế cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững, tập trung tại khu vực miền Trung. Phía Central Group Việt Nam cam kết hỗ trợ phân phối sản phẩm cho nông dân từ các dự án sinh kế do CRD triển khai. Qua đó, bộ phận Sinh kế cộng đồng của Central Group Việt Nam đã cùng với CRD thực hiện khảo sát tại huyện A Lưới, lên kế hoạch hỗ trợ cho nông dân canh tác sản phẩm chuối già lùn trên địa bàn huyện, nhanh chóng triển khai dự án để ra mắt sản phẩm tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam. Trước mắt sản phẩm được đưa vào bày bán tại 20 kênh bán lẻ thuộc hệ thống siêu thị Big C khu vực miền Trung và Tây Nguyên; tiến tới phát triển trên toàn quốc.

Dự án sinh kế cộng đồng, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc sản A Lưới là kết quả phối hợp điển hình của 4 nhà: Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà quản lý. Qua đó góp phần tạo sinh kế bền vững cho hơn 30 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới trồng chuối già lùn, giúp bà con yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Từ việc áp dụng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật từ trồng, chăm sóc, không sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh cũng như thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm mà chuối già lùn A Lưới được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn. Sản phẩm được quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất cho đến tận tay người tiêu thụ, được Chi cục thường xuyên kiểm tra, định kỳ lấy mẫu phân tích để giám sát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Cùng với đó, chuối già lùn cũng đã góp mặt tại nhiều hội chợ thương mại, thị trường một số tỉnh phía Nam và được đưa lên bàn ăn của học sinh học bán trú trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

… đến thương hiệu hàng nông sản sạch, an toàn

Chuối già lùn được trồng tự nhiên, ít sử dụng các loại phân bón hóa học nên đã trở thành đặc sản của người dân vùng cao. Để xây dựng thương hiệu chuối già lùn, những năm qua, huyện A Lưới đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Điển hình là triển khai nhiều mô hình điểm sau đó nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa bằng giống cấy mô. Đồng thời, cử cán bộ khuyến nông xuống tận cơ sở, tập huấn, phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm cho bà con nông dân. Việc làm này được thực hiện với phương châm "cầm tay, chỉ việc" nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi hướng dẫn bà con nông dân nên sản phẩm chuối già lùn đã cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn VIETGAP, buồng chuối to vừa phải, quả đều sáng và đẹp.

Chuối già lùn đã cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn VIETGAP

Để phát triển thương hiệu chuối già lùn, huyện A Lưới đã có những chính sách như: Giao đất, hỗ trợ vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật và vận động người dân cải tạo vườn đồi để hình thành vùng sản xuất chuối quy mô lớn và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, huyện cũng đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn do Hội Phụ nữ huyện đảm nhiệm. HTX này được đăng ký trang thông tin trên mạng Internet để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như cung cấp đầu mối thông tin để tìm kiếm thị trường tiêu thụ chuối cho bà con nông dân.

Để phát triển bền vững các vùng trồng chuối già lùn trên địa bàn huyện, tạo thu nhập ổn định cho đồng bào, thời gian tới, huyện sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện và triển khai các dự án nhân rộng diện tích trồng chuối. Đặc biệt, tăng cường hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, HTX để tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, tập trung cho công tác thông tin, quảng bá sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ thương mại, nhất là trên sàn giao dịch điện tử để thương hiệu chuối già lùn A Lưới vươn xa.

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số