Thứ hai 25/11/2024 06:52

Chưa hạ nhiệt, giá cà phê xuất khẩu tăng 4 phiên liên tiếp

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/1, giá xuất khẩu cà phê tăng lần thứ 4 liên tiếp. Giá cà phê Robusta tăng 1,63% và giá cà phê Arabica phục hồi 1,49%.

Thống kê từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết phiên giao dịch ngày 9/1, giá hai mặt hàng cà phê trở lại xu hướng cùng chiều. Trong đó, giá Robusta tăng 1,63%, phiên đi lên thứ 4 liên tiếp, giá Arabica phục hồi 1,49% sau khi chạm mức thấp nhất một tháng. Diễn biến trong phiên của giá Arabica khá giằng co khi chịu ảnh hưởng trái chiều từ các thông tin cơ bản.

Một mặt, giá nhận hỗ trợ từ triển vọng nhu cầu cà phê trở nên tích cực hơn tại Mỹ nói riêng và toàn thị trường nói chung. Người dân Mỹ dần có niềm tin vào việc lạm phát sẽ hạ nhiệt và quan chức Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đưa ra tín hiệu ủng hộ cơ quan này cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Lạm phát và lãi suất hạ nhiệt sẽ thúc đẩy hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng và nhu cầu đối với hàng hóa không thiết yếu như cà phê tăng lên.

Giá hai loại cà phê tăng cao

Mặt khác, thị trường chịu sức ép từ tín hiệu tích cực về nguồn cung với số liệu xuất khẩu tích cực tại Brazil. Theo Chính phủ Brazil, quốc gia Nam Mỹ này đã xuất đi 4,06 triệu bao cà phê dạng hạt loại 60kg (tương đương 243.560 tấn) trong tháng 12. Đây là lượng cà phê xuất khẩu cao nhất hàng tháng trong 3 năm gần nhất, tăng lần lượt 33,75% và 3,77% so với cùng kỳ năm 2022 và tháng 11/2023.

Thị trường Robusta tiếp tục lo ngại về tình trạng hạn chế bán cà phê của nông dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Ngày mai, Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu xuất khẩu cà phê tháng 12 và cả năm 2023.

Theo các nhà quan sát, giá cà phê Robusta tại London tăng là do nông dân Việt Nam kỳ vọng vào mức giá cao hơn nên vẫn chắc tay giữ hàng cho dù vụ thu hoạch cà phê Robusta mới đang vào giai đoạn cuối vụ, Trong khi đó, tuyến hàng hải quốc tế Âu –Á bị tắt nghẽn có thể khiến cước vận tải biển tăng vọt do phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi và việc nông dân Việt Nam chưa muốn bán hàng ra ở giá thấp sau 3 phiên sụt giảm trước đó đã khiến đầu cơ trên sàn London đẩy giá giao ngay lên mức cao kỷ lục.

Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia báo cáo sản lượng cà phê trong tháng 12/2023 đã tăng 23,55% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 239.000 bao lên ở mức 1.220.000 bao.

Giá cà phê xuất khẩu sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2024

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT Intimex Group - cho biết một đặc điểm trong ngành hàng cà phê là mua bán trước, sau đó mới giao hàng. Điều này không chỉ diễn ra tại các địa phương trồng cà phê trọng điểm mà còn diễn ra cả với sàn giao dịch kỳ hạn ở London.

Trong khi nhiều người có thể dựa vào quy luật giá cả mặt hàng này từ các năm trước khi cho rằng mọi năm, giá cà phê sẽ giảm, thậm chí sẽ giảm mạnh mỗi khi vào vụ thu hoạch. Và năm nay, giá cà phê cũng sẽ như vậy nên nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ ở các địa phương đã thực hiện ký kết theo hình thức bán trước với giá cao. Sau đó, khi vào vụ thu hoạch, họ sẽ thực hiện mua với giá rẻ hơn với mong muốn thu được khoản chênh lệch lớn.

Nhưng việc giá cà phê tăng cao ngay cả khi vụ thu hoạch rộ, thậm chí vụ thu hoạch đang dần đi vào kết thúc khiến nhiều nhà thu mua, đại lý rơi vào cảnh thua lỗ.

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, giá cà phê trong nước dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2024, do nguồn cung thiếu hụt trầm trọng trong niên vụ cà phê 2022/2023. Hiệp hội ước tính còn thiếu khoảng 1,5 – 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng và cần được đáp ứng từ vụ thu hoạch cà phê hiện tại, trong khi nhà nông vẫn chưa muốn bán cà phê với mức giá hiện hành, đã đẩy giá tiếp tục tăng trên sàn London.

Cũng theo thống kê từ Vicofa, hiện châu Âu tiêu thụ khoảng 40-50% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam và khu vực này vẫn đang có nhu cầu tốt. Vì thế, với nguồn cung đang thiếu hụt lớn như hiện nay, dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2024.

Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết, căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ khiến một số hãng tàu phải điều chỉnh lại tuyến đường chở cà phê. Do đó, đối với cà phê Đông Nam Á và Đông Phi trên đường đến châu Âu, những tác động không lường trước được bao gồm việc tăng chi phí vận chuyển do một số công ty vận tải đã đưa ra các khoản phụ phí để bù đắp cho thời gian vận chuyển kéo dài.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 1,61 triệu tấn, trị giá 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá so với năm 2022.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng