Thứ bảy 28/12/2024 02:15

Chợ phiên San Thàng: Nơi hội tụ sắc màu, văn hóa vùng cao

Chợ phiên San Thàng (tỉnh Lai Châu) được biết đến là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự...

Đi từ Sapa (Lào Cai) sang tỉnh Lai Châu, chợ phiên Sang Thàng họp gần tuyến quốc lộ 4D vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, du khách sẽ được chứng kiến chợ phiên Sang Thàng độc đáo ngay đầu đường vào TP. Lai Châu. Bà con dân tộc thiểu số tới chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn tới để hẹn hò, hay say cái men say của núi rừng Tây Bắc.

Chợ phiên San Thàng là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân trong vùng

Chợ phiên San Thàng được họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Những ngày thường thì chợ họp từ 5 - 9h sáng. Vào những ngày thu hoạch nông sản hay vào những dịp tết, dịp lễ hội thì phiên chợ kéo dài thời gian hơn, có khi đến 12h trưa.

Nơi đây đông đúc người bán, người mua. Người dân bán những gì tự sản xuất, nuôi trồng được từ con lợn, con gà, mớ rau, củ khoai đến những chiếc bánh rán, bánh chay, rổ hoa đu đủ... Bà con xuống chợ cũng để mua những sản phẩm thiết yếu về cho gia đình, từ cái kim, sợi chỉ, quần áo, gói bột canh, chai nước mắm... Phiên chợ chỉ giản đơn như thế. Nhưng có đến tận nơi, nhìn quang cảnh phiên chợ, sắc màu thổ cẩm, cách bà con đi chợ, mua bán mới cảm nhật hết nét cuốn hút của một phiên chợ vùng cao.

Chợ San Thàng bán nhiều hàng hóa, đặc biệt là nông sản vùng cao

Ở chợ phiên San Thàng cảm giác như người bán, người mua đều quen nhau, đều toát lên sự gần gũi thân mật. Các cô gái, chàng trai người Lự, người Mông hay người Dao, đều có cái cớ riêng để tới chợ. Còn với nhiều người tới chợ đã trở thành một nếp sống. Bởi vậy ngày thường chợ vốn vắng vẻ, hiu quạnh nhưng đến phiên, chợ San Thàng lại nhộn nhịp, đông vui, rộn rã sắc màu đến khác lạ.

Phiên chợ còn có những khu vực riêng để buôn bán lợn, bán gia cầm giống… Chị Thào Thị Nu, người dân tộc Mông từ huyện Tam Đường về chợ chia sẻ: Mỗi lần có phiên chợ chị đều đi vài chục cây số mang vài con lợn cắp nách xuống bán. Có khi là nhà nuôi, có khi là mua của người trong bản rồi xuống chợ bán kiếm thêm. Chị rất vui mỗi khi xuống chợ, phiên chợ giúp người dân ở các bản vùng sâu, vùng xa có chỗ bán những thứ nuôi trồng được và mua những vật dụng, đồ thiết yếu cho gia đình...

Khu mua bán lợn tại chợ Sang Thàng

Lên với Lai Châu để đi công tác đúng ngày phiên chợ, chị Lê Thanh Mai đến từ Hà Nội chia sẻ, được đến phiên chợ khi sáng sớm thật thú vị, không chỉ có nhiều sản phẩm ngon, lạ của người dân miền núi mà còn được trải nghiệm không gian, sắc màu, nét văn hóa thú vị của vùng dân tộc thiểu số. Chị không quên mua những đặc sản địa phương về Hà Nội làm quà, những thứ rất đơn giản như một túi ớt thóc, vài cân gạo nếp nương cũng khiến chị thích thú…

Một số hình ảnh về phiên chợ San Thàng:

khu bán dao và một số nông cụ
Khu bán thịt lợn
khu bán gia cầm giống
Người dân đến chợ bán nhiều loại hàng hóa nuôi, trồng được
Khu vực họp chợ đêm vào mỗi tối thứ 7

Ngoài chợ phiên San Thàng, hàng tuần TP. Lai Châu còn tổ chức phiên chợ đêm vào tối thứ 7 thu hút nhiều người dân và du khách, đặc biệt là các bạn trẻ với những chương trình văn hóa văn nghệ, ẩm thực đặc sắc… Có thể nói, chợ phiên San Thàng không chỉ là nơi giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc nơi thành phố vùng biên Lai Châu.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số