Thứ bảy 10/05/2025 23:12

Thanh Hóa: 156 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa Phân bổ trên 156 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp năm 2022 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I là từ năm 2021 đến năm 2025.

Dự án Phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi được tỉnh Thanh Hóa phân bổ kinh phí cao nhất, trên 62,5 tỉ đồng.

Cụ thể, năm 2022, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 156 tỷ đồng thực hiện 10 dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, dự án Phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được phân bổ kinh phí cao nhất, trên 62,5 tỉ đồng.

Nguồn kinh phí này sẽ được phân bổ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân; bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Ban Dân tộc tỉnh này chủ trì, căn cứ hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo đúng quy định.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững