Chính sách cho ngành mía đường: Bài toán khó giải? Kỳ 1: Chính sách tại các nước khu vực Đông Nam Á

Mía đường từ lâu đã được xem là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển ngành mía đường trên thế giới chưa có sự đồng đều do chính sách quản lý, vận hành khác nhau tại mỗi lãnh thổ.
Doanh nghiệp mía đường có thêm thời gian gia tăng “công lực“ Ngành mía đường: Cần tái cơ cấu để đủ sức ‘chạy đường dài'

Định hình bằng chính sách

Nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia, ngành mía đường vẫn đang được chính phủ các nước quan tâm. Không chỉ là cung cấp đường cho tiêu dùng và sản xuất, ngành mía đường còn mang lại nguồn thu nhập cho nhiều nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế địa phương. Đối với một số quốc gia, đường còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Thông qua chính sách khuyến khích, định hướng hoạt động, chính phủ các nước đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngành mía đường có những lợi thế cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Tùy thuộc vào điều kiện đặc thù mỗi lãnh thổ, các chính sách và định hướng có thể bao gồm việc hỗ trợ vốn cho nông dân, cố định giá thu mua mía, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận, hạn ngạch và mức thuế nhập khẩu đường… Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ chuỗi sản xuất, góp phần định hình nên ngành mía đường các quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều nước, trong đó có Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn tới, khi Hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực đối với lĩnh vực mía đường. Do đó, để có được đánh giá chính xác về tình hình phát triển ngành mía đường Việt Nam cũng như định hướng tháo gỡ khó khăn thì cần phải có một cái nhìn thấu đáo về chính sách phát triển ngành tại mỗi quốc gia.

Trông người…

Mặc dù là quốc gia được Tổ chức Đường thế giới (ISO) phân loại trung bình theo năng suất nông nghiệp và năng suất công nghiệp, nhưng Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu đường đứng thứ 2 trên thế giới. Kết quả này đến từ việc Chính phủ luôn khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng từ lúa gạo sang trồng mía bằng cách chấm dứt chương trình trợ cấp gạo và duy trì giá mía tăng. Thêm vào đó là chính sách đường bảo hộ cao với sự can thiệp đáng kể trong hầu hết các hoạt động của ngành đường.

Chính phủ Thái Lan còn quy định cả giá bán đường và giá mua mía. Giá tối thiểu được ấn định hàng năm cho việc bán trong nước của đường hạn ngạch A. Điều này dựa trên doanh thu trung bình được dự báo từ doanh thu hạn ngạch A và doanh thu xuất khẩu theo hạn ngạch B. Nếu giá đường cuối cùng cao hơn dự đoán, các nhà máy phải trả một phần của khoản chênh lệch cho người trồng mía. Trong trường hợp giá thấp hơn dự đoán, người trồng mía không phải trả lại thâm hụt, nhưng các nhà máy được bù đắp bởi Quỹ Mía đường do nhà nước điều hành.

Chính phủ nước này cũng khuyến khích các nhà máy đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, cho phép mở rộng thêm nhà máy mới, phát triển vùng nguyên liệu, áp dụng cơ giới hóa nhằm tăng năng suất và công suất nhà máy, cho nông dân vay với lãi suất thấp để đầu tư máy móc, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kiến thức canh tác cho nông dân trồng mía, nghiên cứu các loại giống mía thích ứng với thổ nhưỡng và thời tiết.

Mới đây, Thái Lan cũng đã bãi bỏ việc thu 5 Baht từ mức giá nhà máy đóng góp vào Quỹ Mía đường quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 70 - 30 giữa nông dân và người sản xuất vẫn được duy trì. Văn phòng mía đường cũng thông qua ngân sách hỗ trợ nông dân lên đến 50 Baht/tấn, tối đa 5.000 Baht/người. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích sử dụng đường trong kế hoạch kinh tế sinh học, cụ thể phân bổ 500.000 tấn đường để sản xuất xăng ethanol thay thế cho nguyên liệu sắn.

Về chính sách đối ngoại, Thái Lan không cấp phép nhập khẩu thường niên, theo đó đơn vị doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu đường vào Thái Lan thì phải trực tiếp đi xin giấy phép, song thực tế việc này hiếm khi xảy ra. Với những động thái này, Chính phủ Thái Lan muốn mở rộng ngành công nghiệp đường nội địa hơn nữa.

Còn Chính phủ Philippines lại khuyến khích phát triển cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ 44 triệu USD mỗi năm; cam kết thực hiện các chính sách bảo hiểm; hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho nông dân trồng mía; tổ chức các hội nghị ngành mía đường trong nước và quốc tế; cung cấp máy móc, thiết bị… Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác đầu tư nghiên cứu giống mía mới có sức chịu hạn cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc thu hoạch đường và sản phẩm cạnh đường.

chinh sach cho nganh mia duong bai toan kho giai ky 1 chinh sach tai cac nuoc khu vuc dong nam a
Chính phủ Philippines luôn khuyến khích phát triển cánh đồng mẫu lớn

Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng thành lập các công ty hỗ trợ nhà máy, các khu kinh tế đặc biệt. Về thương mại, áp dụng thuế suất 5% đối với thị trường nội địa và với các nước gia nhập WTO thì áp dụng thuế suất 50% trong hạn ngạch và 65% ngoài hạn ngạch.

Về chính sách đối ngoại, Philippines ban hành quy định cả đường thô và đường trắng đều phải có giấy phép nhập khẩu. Giấy phép chỉ được cấp trong trường hợp sản xuất nội địa không đủ cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước. Đồng thời, xuất khẩu qua Mỹ dưới hạn ngạch đặc biệt Mỹ dành cho Philippines.

Đối với Malaysia, mặc dù có ngành mía đường nội địa, nhưng nước này lại không trồng mía và không có nhà máy luyện từ mía, 100% được luyện từ đường thô. Tất cả lượng đường tiêu thụ đều được nhập khẩu, chủ yếu từ Thái Lan và Brazil. Năm 2018, Malaysia có nhập thêm đường từ Ấn Độ. Gần đây nhất, Malaysia đã đồng ý nhập khẩu 44.000 tấn đường từ Ấn Độ trong vòng vài tuần kể từ khi New Delhi cắt giảm thuế nhập khẩu đối với dầu cọ thô và tinh chế từ quốc gia Đông Nam Á này.

Theo MSM Malaysia - nhà sản xuất đường tinh luyện lớn nhất ở châu Á, đồng thời cũng là doanh nghiệp nhập khẩu đường thô lớn nhất Malaysia - dự kiến sẽ nhập khẩu hơn 1 triệu tấn đường thô vào năm 2019 thông qua các nhà thương mại quốc tế.

Với việc nhập khẩu đường thô, Chính phủ Malaysia cho phép nhập khẩu tự do mà không cần giấy phép và được áp dụng cho các nhà máy đường luyện. Đối với nhập khẩu đường trắng thì cần giấy phép và được áp dụng cho các đơn vị công nghiệp. Lượng cấp giấy phép mỗi năm hoàn toàn do Chính phủ quyết định vì thị trường đường thô đã mở nên Malaysia không phải cam kết định mức với WTO. Trong 5 năm trở lại đây thì việc cấp phép này diễn ra khá đều đặn, tương đương đạt mức khoảng 70 - 100 ngàn tấn/năm.

Nhìn sang Indonesia, ngành mía đường nội địa cung cấp khoảng 2 triệu tấn/năm, tương đương 33% tổng nhu cầu 6 triệu tấn của thị trường. Vì vậy, Chính phủ nước này cho phép nhập khẩu đường thô nhưng cần có giấy phép và được áp dụng cho các nhà máy đường luyện. Mỗi năm, Indonesia cấp phép cho khoảng 4 triệu tấn đường. Tại đây, việc nhập khẩu đường trắng cũng cần có giấy phép và được chia thành 2 loại: Loại 1 là nhập Re-export trong thành phẩm như cà phê, bánh kẹo, áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm để tái xuất, trung bình 100 ngàn tấn/năm. Loại 2 là giấy phép đặc biệt, chỉ cấp trong trường hợp có sự thiếu hụt đường nghiêm trọng. Thời gian gần đây, giấy phép này xuất hiện khoảng 3 - 4 năm một lần, mỗi lần khoảng 100 - 200 ngàn tấn, cấp vào giai đoạn lễ Ramadan và chỉ có hiệu lực trong 1 - 2 tháng. Giấy phép đặc biệt được áp dụng cho các đơn vị kinh doanh, tuy nhiên, trên thực tế rất khó để có giấy phép này.

Chính phủ Myanmar thì quy định cả đường thô và đường trắng đều cần có giấy phép. Gần như 100% lượng giấy phép được cấp là để nhập đường trắng. Tuy nhiên, ở thị trường này, phần lớn đường trắng nhập vào lại được tái xuất lậu qua Trung Quốc.

…Ngẫm ta

Theo Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Mức vay tối đa lên đến 100% giá trị thiết bị, trong đó nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu và 50% trong năm thứ ba. Ngoài ra, cũng theo Quyết định số 68, ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng), các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.

Trên lý thuyết, bằng những chính sách trên, nông dân trồng mía có thể đầu tư mua mới thiết bị cơ giới phục vụ việc làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch hoàn toàn chỉ bằng nguồn vốn vay, được miễn lãi suất trong hai năm đầu và chỉ phải trả một nửa lãi suất trong năm thứ ba. Tuy nhiên, thực tế thì việc tiếp cận nguồn vốn thông qua chính sách này rất khó khăn do vướng nhiều thủ tục, quy định về danh mục chủng loại máy, cách xác định đối tượng vay. Để nông dân có vốn đầu tư, một số doanh nghiệp lớn đã đứng ra cho vay bằng nguồn vốn của mình hoặc liên kết với các ngân hàng thương mại, cung cấp các gói tín dụng nông nghiệp với lãi suất ưu đãi.

chinh sach cho nganh mia duong bai toan kho giai ky 1 chinh sach tai cac nuoc khu vuc dong nam a
Vùng nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp mía đường

Đối với công tác khuyến khích sử dụng giống cây trồng chất lượng cao, cải tạo và nghiên cứu các giống mía mới thì chính sách hỗ trợ chủ yếu phụ thuộc vào địa phương. Việc lai tạo, trồng khảo nghiệm giống mía cũng như nghiên cứu các kỹ thuật canh tác mới được một số doanh nghiệp tự thực hiện, nhằm giúp tăng năng suất mía cho nông dân, giảm chi phí đầu vào.

Về chính sách đối ngoại, từ năm 2015 đến nay, hằng năm Bộ Công Thương đều tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch nhập khẩu đường. Theo đó, các thương nhân trúng đấu giá có quyền nhập khẩu đường thô và đường trắng nằm trong hạn ngạch với thuế suất 0%. Ngoài hạn ngạch trên, mức thuế nhập khẩu đường thô là 80%, đường trắng là 85%. Tuy nhiên, sắp tới đây, khi Hiệp định ATIGA chính thức được áp dụng thì tất cả các hạn ngạch và thuế suất này dự kiến sẽ bị bãi bỏ hoàn toàn. Điều này sẽ khiến ngành mía đường Việt Nam phải trực tiếp đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp mía đường các nước khác, trong khi chưa có chính sách hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lẫn người nông dân.

(Còn nữa)

Huỳnh Thu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 12.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động