Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn “Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới”.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ tư Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Đề xuất giải pháp cho ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 14/3, Diễn đàn “Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” đã được tổ chức bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Tài chính và Aitomatic (Hoa Kỳ).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tham dự diễn đàn, cùng tham dự còn có đại diện lãnh đạo Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, chuyên gia công nghệ cao cấp đến từ: Google, Meta, Nvidia, IBM, Intel, TSMC, MediaTek… nhằm thảo luận các định hướng phát triển, cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, đề xuất định hướng phát triển các lĩnh vực công nghệ này cho Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI
Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới

Sự kiện cũng quy tụ nhiều chuyên gia, kiến trúc sư trưởng là người Việt Nam đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới trong lĩnh vực AI và bán dẫn như: Ông Lợi Nguyễn - Phó Chủ tịch Cấp cao Tập đoàn Marvell; ông Lê Viết Quốc, nhà đồng sáng lập Google Brain; bà Nguyễn Thị Bích Yến - chuyên gia cao cấp, Tập đoàn Soitec...

Theo Bộ Tài chính, diễn đàn được tổ chức khẳng định nỗ lực của Việt Nam từng bước tham gia vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn và AI - hai lĩnh vực được coi là 'trái tim' công nghệ hiện đại và nền tảng cho nền kinh tế số.

Khởi động Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo 2025

Trong khuôn khổ sự kiện, NIC phối hợp với Tập đoàn Meta khởi động Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ 3 của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực AI tại Việt Nam. Từ năm 2022, mỗi năm chương trình thu hút hơn 750 giải pháp từ trên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia.

Theo NIC, nhân chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam năm 2023, thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam được Cổng thông tin Nhà Trắng, Hoa Kỳ đánh giá là điểm nhấn về hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chương trình năm nay tập trung vào dự án ViGen với nỗ lực tạo ra bộ dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở chất lượng cao để đào tạo, đánh giá và từ đó nâng cao hiệu quả của các mô hình ngôn ngữ lớn, giúp các mô hình AI hiểu rõ hơn văn hoá, bối cảnh và cách diễn đạt trong tiếng Việt.

"Dự án này được kỳ vọng sẽ nâng cao sự hiện diện của tiếng Việt trong quá trình phát triển AI, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế số vượt bậc và bền vững" - đại diện NIC khẳng định.

Dự án ViGen khởi nguồn từ sự hợp tác đa biên giữa Tập đoàn Meta, NIC và Tổ chức AI For Vietnam. Trong đó, NIC đóng vai trò là đơn vị chủ quản, điều phối, bảo đảm dự án phù hợp với các mục tiêu quốc gia của Việt Nam. AI For Vietnam là đối tác triển khai dự án với những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Tập đoàn Meta, các đối tác chiến lược bao gồm: Nvidia, Viettel và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Sứ mệnh của VIC 2025 - dự án ViGen là làm cho các mô hình AI hỗ trợ tiếng Việt một cách tự nhiên và toàn diện ngay từ trong lõi để mở khoá tiềm năng các ứng dụng AI tại Việt Nam.

ViGen sẽ xây dựng các bộ dữ liệu tiếng Việt nguồn mở với quy mô lớn và chất lượng cao để đào tạo và đánh giá khả năng của các mô hình AI, dự án ViGen cũng đóng góp vào việc đảm bảo sự phát triển AI ở Việt Nam, phù hợp với giá trị văn hoá và tiêu chuẩn đạo đức ở Việt Nam, hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái AI mã nguồn mở phù hợp với bối cảnh địa phương có trách nhiệm.

Thủ tướng tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: NH

Phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ diễn đàn, ông Võ Xuân Hoài – Phó Giám đốc NIC - cho rằng: Dự án ViGen phù hợp với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm thúc đẩy đột phá trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Dự án đòi hỏi nỗ lực chung từ các nhà hoạch định chính sách, nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu, nhà phát triển, chuyên gia và người dùng. Cùng nhau, biến AI thành một công cụ mạnh mẽ cho người Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI toàn cầu.

Ông Trần Việt Hùng – Nhà sáng lập và CEO Tổ chức AI For Vietnam - chia sẻ: Dự án với sự hỗ trợ của NIC và Meta hoàn toàn phù hợp với Sáng kiến Dữ liệu mở và tin cậy (OTDI) của liên minh AI. Cụ thể, Project ViGen sẽ đóng góp cho cộng đồng bộ dữ liệu lớn và chất lượng cao bằng tiếng Việt, nhằm cải thiện hiện trạng tiếng Việt đang bị coi là ngôn ngữ còn hiện diện hết sức khiêm tốn trong AI.

"Project ViGen cũng cho thấy sức mạnh và giá trị của những mô hình mã nguồn mở như Liama, cho phép phát triển các giải pháp sáng tạo có tác động toàn cầu có tính đến ngữ cảnh của tiếng Việt" - ông Trần Việt Hùng khẳng định.

Trong khuôn khổ sự kiện, Meta cũng phối hợp cùng với Deloitte để chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra mắt cẩm nang mang tên “Đổi mới sáng tạo trong khu vực công ở châu Á - Thái Bình Dương với AI mã nguồn mở: Khai phá tiềm năng đột phá cùng Liama”. Cẩm nang sẽ cung cấp các phương pháp tối ưu trong việc ứng dụng AI mã nguồn mở và đánh giá các ứng dụng thực tiễn của mô hình Liama trong các lĩnh vực quan trọng của khu vực công, bao gồm tương tác với người dân, quản lý hành chính công, tuân thủ chính sách giáo dục, y tế, an ninh và công cộng.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, có vị trí địa chính trị chiến lược, có lực lượng lao động trẻ dồi dào, am hiểu công nghệ, cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hiện đại, thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và AI.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Tổng Bí thư chỉ đạo dạy 2 buổi mỗi ngày không thu học phí từ năm học tới

Tổng Bí thư chỉ đạo dạy 2 buổi mỗi ngày không thu học phí từ năm học tới

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo triển khai dạy học 2 buổi/ngày tại các trường tiểu học, THCS từ năm học 2025-2026 và không thu phí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại Đông Nam Á

Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại Đông Nam Á

Trong cuộc hội kiến với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan tại Đông Nam Á.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan

Ngày 6/5, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân Ngô Phương Ly và Tổng thống Kazakhstan Tokayev dự chương trình hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan tại Thủ đô Astana.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất 5

Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất 5 'kết nối' chiến lược giữa Việt Nam và Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng, Việt Nam và Kazakhstan hướng tới xây dựng hình mẫu hợp tác Nam - Nam giữa Đông Nam Á và Trung Á.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam và Kazakhstan nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, mở rộng hợp tác kinh tế số, logistics, công nghiệp, năng lượng, công nghiệp sạch.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam - Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị hai nước.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra bước ngoặt hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Mobile VerionPhiên bản di động